Lò số 3 của Nhà máy Oi đã đưa vào hoạt động thương mại. Lò số 4 sẽ được tái khởi động đêm nay. Và nơi nào sẽ là ứng viên tiếp theo? Mỗi động thái mới của Chính phủ Nhật đối với điện hạt nhân đều được sự quan tâm theo dõi từ nhiều quan tâm trên thế giới, từ Việt Nam.
Lò số 3 của Nhà máy Oi đã đưa vào hoạt động thương mại. Lò số 4 sẽ được tái khởi động đêm nay. Và nơi nào sẽ là ứng viên tiếp theo? Mỗi động thái mới của Chính phủ Nhật đối với điện hạt nhân đều được sự quan tâm theo dõi từ nhiều quan tâm trên thế giới, từ Việt Nam.
Nhà máy điện hạt nhân Ikata thuộc tỉnh Ehime có thể là "ứng viên" đang được
xem xét cho tái khởi động.
Tập đoàn Điện năng khu vực Kansai KEPCO cho biết đêm nay Thứ Tư, ngày 18.7.2012, lò phản ứng hạt nhân số 4 của Nhà máy điện hạt nhân ở Oi, trên địa phận thị trấn Oi thuộc tỉnh Fukui, bờ biển phía Tây nước Nhật, trở thành lò năng lượng thứ hai được tái khởi động.
Tháng Sáu vừa rồi, Chính phủ trung ương Nhật Bản đã lệnh cho KEPCO tái khởi động 2 lò phản ứng của Nhà máy Oi – lò số 3 và lò số 4 - nhằm giảm bớt mức cắt điện trong khu vực bao gồm các thành phố lớn như Osaka, Kyoto v.v… Đây là các lò phản ứng đầu tiên được tái phát điện trong tổng số 54 lò phản ứng trên toàn nước Nhật lần lượt bị đóng cửa sau thảm hoạ Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima, ngày 11.3.2011.
Lò phản ứng số 3 là lò đầu tiên được chọn trong số các lò đã qua kiểm tra an toàn và nâng cấp theo các tiêu chí mới về an toàn hạt nhân và phóng xạ, đặc biệt về mặt chịu động đất và sóng thần.
Lò số 3, sau 15 tháng đóng cửa, được tái khởi động vào ngày Chủ Nhật (1.7.2012) và đạt đến trạng thái tới hạn của phản ứng phân hạch hạt nhân vào sángThứ Hai (2.7.2012). Đến ngày Thứ Năm (5.7.2012) lò này bắt đầu phát điện và đúng 11g 20 PM (giờ địa phương) ngày Thứ Bảy (7.7.2012) mới đạt công suất danh định 1180 MW (mega-oat).
Ngay sau khi lò số 3 hoạt động ổn định với đủ công suất vào ngày Thứ Hai (9.7.2012), chính phủ đã lệnh cho Tập đoàn Điện năng khu vực Kansai (KEPCO) hạ mức cắt giảm cung cấp điện mùa hè từ 15% xuống 10% cho một số địa phương miền Tây nước Nhật.
KEPCO cho biết, đêm nay, sau khi tái khởi động, lò phản ứng số 4 của Nhà máy Oi sẽ đạt trạng thái tới hạn vào sáng mai Thứ Năm (19.7.2012), tiếp theo sẽ hoà điện vào lưới quốc gia vào ngày Thứ Bảy (21.7.2012) và sẽ duy trì chế độ làm việc với công suất ổn định, đầy đủ 1180 MeV từ ngày 25.7.2012.
Đến lúc đó, Chính phủ Nhật dự định vẫn duy trì mức cắt điện 10% cho vùng Điện lực Kansai, nhưng hạ chỉ tiêu cắt giảm thấp hơn cho các vùng kế cận như Chubu, Hokuriku, Chugoku và Shikoku.
Chính phủ Nhật quả là đã rất quả cảm và đầy kiên định khi thực hiện hành động khôi phục hoạt động thương mại 2 lò phản ứng của Nhà máy điện hạt nhân Oi. Mặc dù phong trào phản đối của những người chống điện hạt nhân diễn ra mạnh mẽ và liên tục. Trong những ngày này, một cuộc biểu tình, diễu hành đồ sộ với trên một trăm nghìn người kéo dài trên các đường phố Thủ đô Tokyo nhằm chống lại chủ trương và hành động của Chính phủ Nhật
Trong tình hình nói trên, nhiều người thắc mắc, liệu sau bước đi đầu tiên với Nhà máy Oi, Chính phủ trung ương Nhật Bản sẽ dấn thêm không và, nếu có, sẽ nối tiếp với những nhà máy nào?
Theo tờ The Japan Daily Press, Nhà máy điện hạt nhân ở Ikata thuộc Tập đoàn Điện năng Shikoku được xem như “ứng viên” kế tiếp, và sẽ là nhà máy thứ hai sau Nhà máy Oi nằm ở vị trí tiên phong trong chương trình tái khởi động nền công nghiệp điện hạt nhân của Chính phủ Nhật Bản.
Dù chưa có quyết định nào chính thức và chưa xác định thời gian biểu cụ thể, nhưng dư luận đoán nhận như trên dựa vào những thông tin liên quan được tiết lộ. Đó là, Tháng Ba năm nay, Cơ quan An toàn Hạt nhân và công nghiệp (NISA) thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp thông báo rằng, NISA đã thông qua sự điều chỉnh an toàn và thử nghiệm đối với Nhà máy Điện hạt nhân Ikata, tỉnh Ehime. Kết quả khảo sát này là một trong những đòi hỏi cần thiết cho bất cứ lò phản ứng nào được xem xét cho tái khởi động.
Lúc này, mỗi động thái mới của Chính phủ Nhật đối với điện hạt nhân đều được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Minh Trần
Theo Vietnamnet