Sự kiện hot
13 năm trước

Điện thoại, toilet và câu chuyện tiêu dùng hợp lý

Khi những hộ gia đình nghèo bất ngờ có thêm thu nhập, họ sẽ không dùng nó để mua thức ăn hay xây nhà vệ sinh, mà sẽ phung phí vào tivi hay tổ chức một bữa tiệc ăn mừng xa hoa, Abhijit Banerjee và Esther Duflo, chuyên gia kinh tế tại MIT nhận định.

Khi những hộ gia đình nghèo bất ngờ có thêm thu nhập, họ sẽ không dùng nó để mua thức ăn hay xây nhà vệ sinh, mà sẽ phung phí vào tivi hay tổ chức một bữa tiệc ăn mừng xa hoa, Abhijit Banerjee và Esther Duflo, chuyên gia kinh tế tại MIT nhận định.

Cách đây vài tuần, Bộ Nội vụ Ấn Độ vừa công bố một báo cáo về các hộ gia đình Ấn Độ, trong đó có hai thông tin đặc biệt, đó là: Thứ nhất, 63,2% số hộ gia đình ở Ấn Độ sở hữu một chiếc điện thoại di động; và vấn đề thứ hai, có tới 53,2% số hộ không có nổi nhà vệ sinh. Con số này lên tới 67,3% tại khu vực nông thôn.

Hai thông tin này sau đó đã song hành cùng với nhau tràn ngập trên các mặt báo, kể những tờ báo nhật báo chính thống nhất cũng đăng nhan nhản các bài báo với tiêu đề và nội dung phê phán việc người dân Ấn Độ "thích" sở hữu điện thoại di động hơn là cần nhà vệ sinh.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là hai vấn đề này có thực sự liên quan đến nhau? Liệu tỉ lệ người dân Ấn Độ có điện thoại di động cao hơn tỉ lệ số hộ gia đình có nhà vệ sinh thực sự là hai vấn đề có thể liên kết hay so sánh?

Hầu hết các nhà phân tích, những độc giả bình luận, các nhà hoạt động xã hội, thậm chí cả các chính trị gia đều "cố gắng" tìm ra một mối liên hệ giữa 2 thông tin trên, và mối liên hệ này thường đi đến một kết luận về trình độ văn hóa, khi cho rằng các gia đình Ấn Độ không ưu tiên cho những nhu cầu vệ sinh.

Đây có phải là cách nhìn nhận hợp lý nhất? Để giải thích những lựa chọn của người tiêu dùng, hay văn hóa tiêu dùng một cách đúng đắn đòi hỏi một cách đánh giá, nhìn nhận cẩn thận. Văn hóa - một thứ vô hình và mơ hồ, phụ thuộc vào từng quốc gia, từng khu vực lại thường được con người dùng để giải thích tất cả mọi thứ trong xã hội.

Việc đưa văn hóa vào để giải thích một vấn đề cũng giống như một sự hợp lý hóa hiện thực, và có thể thay đổi khi hiện thực thay đổi.

Ví dụ về điều này thì có rất nhiều. Chẳng hạn như trước đây, hầu hết đều cho rằng văn hóa, cách ứng xử của Nho giáo hoàn toàn không phù hợp đối với lối sống của nhưng phong cách phát triển của nền kinh tế phương Tây. Nhưng chỉ một thời gian sau, tư duy này đã thay đổi. Nho giáo được biết đến như phương thức để giúp con người vượt qua những thất bại của bản thân, và hòa hợp dễ dàng ngay trong xã hội của Anh hay Mỹ.

63,2% số hộ gia đình ở Ấn Độ sở hữu một chiếc điện thoại di động trong khi có tới 53,2% số hộ không có nổi một nhà vệ sinh.

Hay như trong cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra ở châu Á trước đây, các quốc gia phương Tây cho rằng nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng là do văn hóa thiếu tính minh bạch. Nhưng hiện tại, ngay trong cuộc suy thoái tài chính mới đây nhất, chính kiểu quản lý tài chính của chính phủ Âu - Mỹ lại đẩy họ vào khủng hoảng.

Quay trở lại với câu truyện điện thoại di động và nhà vệ sinh, liệu thực sự có một mối liên quan nào ở đây? Liệu một người mua điện thoại di động như không xây nhà vệ sinh trong nhà, thực sự là vấn đề liên quan đến văn hóa vệ sinh tại đây?

Điện thoại di động đơn thuần chỉ là một phương tiện liên lạc, với giá rẻ, cũng như phí sử dụng thấp. Chỉ cần một chiếc điện thoại giá rẻ, một bộ sạc pin, người dùng có thể thoải mái sử dụng.

Chi phí này hoàn toàn đối lập với việc lắp đặt và xây dựng một nhà vệ sinh. Chi phí trung bình của một nhà vệ sinh cơ bản (chỉ có duy nhất một chiếc bệ xí) dao động từ 20 đến 40 USD, nghĩa là gấp từ 5 - 10 lần điện thoại di động. Đối với hàng triệu người đang sống trong những khu ổ chuột ở Ấn Độ, với nhà phần lớn là lập mái tôn, tường siêu mỏng, việc xây dựng một nhà vệ sinh không hề đơn giản.

Vậy có vấn đề gì khi một người không thể xây nổi nhà vệ sinh, mua cho mình một chiếc điện thoại di động? Nếu những người sở hữu điện thoại di động thực sự đều giàu có, thì đây đúng là một vấn đề về văn hóa vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, trong trường hợp ngược lại, con số này chỉ thể hiện một điều duy nhất: các hộ gia đình sử dụng tiền của mình để làm gì.

Abhijit Banerjee và Esther Duflo, chuyên gia kinh tế tại MIT phân tích rằng, khi những hộ gia đình nghèo bất ngờ có thêm thu nhập, họ sẽ không dùng nó để mua thức ăn hay xây nhà vệ sinh, mà sẽ phung phí vào tivi hay tổ chức một bữa tiệc ăn mừng xa hoa.

Không phải chỉ những người nghèo có tư duy như vậy. Tầng lớp trung lưu, dù sống ở Ấn Độ hay Mỹ, cũng sẽ có xu hướng đi ăn những bữa ăn đắt tiền, những dụng cụ thể thao tân thời, hay đi du lịch thay vì giành cho những thứ cần thiết như đóng lương hưu, bảo hiểm y tế.

Có một điểm chung ở đây. Đó là mô hình chi tiêu của các hộ gia đình, dù giàu hay nghèo, lại không thường tương đồng với mong muốn của "những người" muốn nhìn thấy người dân chi tiêu vào "những gì thực sự tốt cho họ".

Chưa rõ đó có phải là văn hóa hay không, nhưng các nhà quan sát đỗ lỗi rằng, nguyên nhân chính là tác hại của xu hướng tiêu dùng toàn cầu hay sự toàn cầu hóa trong mô hình chi tiêu của người dân trên thế giới.

Quốc Dũng
TheoVEF/ WSJ


Từ khóa: