Sự kiện hot
12 năm trước

Dỡ bỏ toàn bộ biển hiệu Habubank

Từ ngày 28/8/2012, tại các chi nhánh và phòng giao dịch của Habubank trên phạm vi toàn quốc sẽ không còn tên Habubank trên các biển hiệu. Như vậy, thương hiệu này sẽ vĩnh viễn biến mất khỏi thị trường..

Từ ngày 28/8/2012, tại các chi nhánh và phòng giao dịch của Habubank trên phạm vi toàn quốc sẽ không còn tên Habubank trên các biển hiệu. Như vậy, thương hiệu này sẽ vĩnh viễn biến mất khỏi thị trường..

Đổi toàn bộ sang SHB

Tại buổi họp báo công bố quyết định sáp nhập ngân hàng TMCP Nhà Hà NộiHabubank (HBB) vào SHB sáng 9/8, Chủ tịch Ngân hàng TMCP Sài Gòn - HàNội (SHB) Đỗ Quang Hiển cho biết ông vừa ký duyệt chi phí 2,1 tỷ đồng để thay thế tên Habubank thành SHB trên toàn bộ các biểnhiệu ở tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch của Habubank trên phạm vi toàn quốc.

Đây là bước đi đầu tiên trong công việc thay đổi thương hiệu và hình ảnh. Chí phí tổng, theo đó, sẽ cao hơn nhiều.

Ông Hiển nói rằng trên cơ sở tính toán kinh doanh của từng đơn vị, từng chi nhánh, phòng giao dịch của HBB (nhiều điểm gần SHB), sẽ quyết định cái nào giữ lại và cái nào chuyển đổi. Sau đó, SHB sẽ quy hoạch lại toàn bộ mạng lưới ngân hàng mới.

Về bộ máy quản trị, vấn đề này, theo ông Hiển, đã được đưa vào đề ánsáp nhập ngay từ khi 2 bên tìm hiểu và trước đại hộ cổ đông (ĐHCĐ). Hộiđồng quản trị (HĐQT) của ngân hàng sau sáp nhập dự kiến có 7 người và ban kiểm soát 5 người.

Theo ông Hiển, do HBB sáp nhập vào SHB cho nên HĐQT của SHB vẫn giữ nguyên. Trong trường hợp các thành viên HĐQT, cổ đông lớn của HBB có nguyên vọng tham gia vào HĐQT của ngân hàng sau sáp nhập, thì sẽ xin ý kiến của ĐHCĐ bởi đây không phải là hợp nhất 2 ngân hàng.

Về ban điều hành, ngân hàng sau sáp nhập sẽ căn cứ vào quy mô và mạng lưới hoạt động, căn cứ theo năng lực... để sắp xếp. Về bộ máy tổ chức,cơ bản sẽ được thực hiện theo mô hình SHB bởi mô hình đã hoạt động rất chuyên nghiệp. Cán bộ công nhân viên của HBB được tiếp nhận nguyên toàn bộ vào làm việc tại ngân hàng sau sáp nhập nhưng sắp xếp theo năng lựccủa từng người. SHB cũng sẽ tổ chức đào tạo sau sáp nhập để đáp ứng hoạt động tốt.

Sau sáp nhập, các công ty con sẽ được phân định rõ ràng, có cơ chế vàđược kiểm soát hiệu quả. Nếu không hiệu quả sẽ cấu trúc hoặc sẽ đượcđem ra bán. Công ty chứng khoán (CTCK) Habubank sau sáp nhập sẽ là công ty con của ngân hàng mới và được lấy tên là SHBS. Dự kiến, công ty này sẽ được cổ phần hóa và bán cổ phần ở 1 tỷ lệ hợp lý. CTCK SHB, trong khi đó, không phải là công ty con (bởi SHB chỉ góp 10% vốn). Đây vẫn sẽ là 1doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp đại chúng, niêm yết trên TTCK với số lượng cổ đông hơn 5.000 người.

Tỷ lệ hoán đổi: Không thay đổi

Vẫn theo ông Hiển, chủ tịch SHB, tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu HBB sang SHB không có gì thay đổi. Tỷ lệ vẫn giống như đã công bố công khai minh bạch tại ĐHCĐ và báo chí.

Cụ thể, 1 cổ đông HBB được nhận 0,75 cổ SHB và cổ đông nắm giữ 1 SHB được nhận 0,21 cổ phiếu SHB.

Theo ông Hiển, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã cấp giấy phép phát hành cổ phiếu phát hành cho SHB trong tháng 7 (ngày 18/7). Và theo lộ trình là từ ngày 24-28/8, SHB hoàn tất phát hành cổ phiếu hoán đổi (ngày 21/8 là ngày đăng ký cuối cùng để SHB và HBB chốt danh sách cổ đông). Ngày 20/9 sẽ niêm yết bổ sung cổ phiếu hoán đổi. Và ngày 17/8 hủyniêm yết HBB.

Như vậy, sau 7 tháng, thương vụ sáp nhập HBB vào SHB đã hoàn tất. Đây là 1 sự thành công vượt mong đợi, bởi theo ông Hiển, đáng ra quá trìnhnày phải mất 5 năm. Chi phí cho vụ sáp nhập này không được công bố, nhưng theo đại diện của SHB là ở mức "hợp lý". Thời gian hủy niêm yết và niêm yết bổ sung cổ phiếu hoán đổi cũng được thực hiện rất nhanh để đảm bảo quyền lợi cổ đông.

Lạc quan về ngân hàng sau sáp nhập

Trả lời báo chí về việc Moody's hạ tín nhiệm SHB 1 bậc, bầu Hiển cho rằng, đây là chuyện "đương nhiên" nhưng ông tin rằng, sang năm 2013, ngân hàng sau sáp nhập sẽ tăng trưởng bình thường và Moody's chắc chắn sẽ có sự điều chỉnh tích cực.

Giải thích điều này, ông bầu của đội bóng SHB.ĐN cho biết, SHB là 1doanh nghiệp tốt, 5 năm liền loại A, 2011 và 2012 thuộc nhóm 1 tăngtrưởng 17%, có nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. Việc SHB tiếp nhận HBB thua lỗ thì bị Moody's hạ bậc là không tránh khỏi.

Tuy nhiên, với sự chuyên nghiệp hiện tại của SHB thì việc khắc phục những thua lỗ, nợ xấu đã có phương án rất chi tiết và cụ thể cho từng doanh nghiệp, cho từng đối tượng khách hàng. Chỉ số an toàn vốn (CAR), tính tổng các khoản nợ xấu và trích lập dự phòng đạt 11,39% (cao hơnchuẩn quốc tế 9%) cho thấy sự an toàn bền vững.

Chia sẻ với báo chí trong lễ công bố sáp nhập, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, ông tin tưởng vào hoạt động của SHB sau sáp nhập. Ngân hàng mới sẽ có quy mô khá lớn với vốn điều lệ gần 9.000 tỷđồng, tổng tài sản hơn 120.000 tỷ đồng, Mạng lưới kinh doanh lên tới trên 240 chi nhánh, phòng giao dịch trên phạm vi cả nước và 2 chi nhánhSHB tại Lào và Campuchia. Cán bộ công nhân viên khoảng 5.000 người.

Hơn thế, theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh thanh tra NHNN khẳng định,cơ quan thanh tra đã vào cuộc rất sát sao trong việc giám sát hoạt động của HBB trước khi sáp nhập với SHB. Trên thực tế, HBB không phải hoạt động thua lỗ kéo dài. Trước đó, ROE của HBB luôn ở mức cao là 12-13%, ROA khoảng 1%. Khó khăn của HBB là tập trung tín dụng vào 1 số khách hàng lớn vài năm gần đây và chịu rủi ro ngành cũng như khủng hoảng kinh tế.

Ông Nghĩa cũng khẳng định NHNN sẽ "bảo lãnh" khả năng chi trả, bảo đảm các chỉ số an toàn, và bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng sau sáp nhập.

Bên cạnh đó, trong đề án chung tổng thể, theo ông Nghĩa, Chính phủ cũng đưa ra tính toán xem xét hỗ trợ các ngân hàng như: miễn giảm thuế thu nhập (NHNN đã phối hợp với Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ cho các ngân hàng); phân loại nợ xấu HBB...

Về nợ xấu, theo ông Hiển, nợ xấu của SHB sau sáp nhập là 8,69% và ông bầu này khẳng định đến 31/12/2012 nợ xấu của SHB sẽ chắc chắn được đảm bảo dưới 10%. Hiện tại, SHB đã lên danh sách 50 khách hàng có nợ lớn nhất của HBB. Các khách hàng này chiếm khoảng 60% tổng dư nợ của HBB. SHB đã làm việc cụ thể với từng khách hàng và đã có phương án xử lý phù hợp (cơ cấu nợ, tái cấu trúc...) với các doanh nghiệp nói trên.

Còn về việc giải cứu Bianfishco, theo SHB, vụ việc này cũng đã nằm trong phương án xử lý nợ xấu của Habubank.

Theo ông Hiển, HBB có ủy thác cho 1 CTCP vừa mua cổ phần của CTCP Thủy sản Bình An. Theo đánh giá của ông Hiển, Bianfishco là doanhnghiệp xuất khẩu có quy mô lớn, đầu tư nhà xưởng máy móc thiết bị hiện đại lớn nhất cả nước, có thị trường đầu ra rất tốt, có giấy phép xuất khẩu được Chính phủ Mỹ cấp. Đó là lợi thế và nó phù hợp để xử lý nợ theo phương án tái cấu trúc để đưa Bianfishco hoạt động bình thường.

Theo tiết lộ của ông Hiển, hiện tại một số đối tác nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài cũng muốn mua cổ phần của Bianfishco.

Về cơ cấu cổ đông nước ngoài, bầu Hiển cho biết, hiện tại DeustcheBank nắm giữ 10% tại HBB và sau khi xem xong đề án sáp nhập, DeustcheBank vui vẻ và mong muốn tiếp tục là cổ đông của SHB. "Deustche Bank hoàn toàn không có ý định thoái vốn", ông Hiển cho biết.

Mạnh Hà
Theo Vietnamnet

Từ khóa: