Sự kiện hot
khoảng 1 năm trước

Doanh thu của thương mại TNG (TNG) ước đạt 2.100 tỷ đồng trong quý 3/2023

Lũy kế doanh thu 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu đạt 5,437 tỷ đồng, tăng 177 tỷ đồng (tăng 3%) so với cùng kỳ và thực hiện được 80% kế hoạch năm.

TNG
Doanh thu của thương mại TNG (TNG) ước đạt 2.100 tỷ đồng trogn quý 3/2023.

Cụ thể, trong tháng 9, TNG ước đạt doanh thu tiêu thụ 599 tỷ đồng, giảm 17% so với tháng 8 nhưng tăng 8% so với cùng kỳ. Doanh thu quý 3 ước đạt 2.103 tỷ đồng, tăng hơn 4% so cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu đạt 5.437 tỷ đồng, tăng 177 tỷ đồng (tăng 3%) so với cùng kỳ và thực hiện được 80% kế hoạch năm. Dệt may TNG hiện chưa công bố chi tiết cơ cấu doanh thu và thị trường tháng 9/2023.

Đối với thị trường EU, FPTS dự báo doanh thu xuất khẩu 2023 của Dệt may TNG sang khu vực này sẽ giảm 9% so với cùng kỳ, chủ yếu do sụt giảm đơn hàng của khách hàng lớn Decathlon (chiếm 90% doanh thu của hãng này tại EU).

Tuy nhiên, sự sụt giảm này sẽ được bù đắp bằng đơn hàng từ các thị trường khác. Đồng thời, doanh thu xuất khẩu sang thị trường Mỹ được nhận định sẽ đi ngang so với năm 2022 nhờ các đơn hàng nhỏ.

FPTS dự phóng Dệt may TNG sẽ thực hiện được 99% kế hoạch doanh thu năm nay, tương ứng mức 6,728 tỷ đồng (tương đương mức thực hiện năm 2022).

TNG

Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG, tiền thân là Xí nghiệp May Bắc Thái, được thành lập ngày 22/11/1979. Ngày 07/5/1981 UBND tỉnh Bắc Thái sáp nhập Trạm May mặc Gia công thuộc công ty thương nghiệp vào Xí nghiệp. Năm 1997 Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty may Thái Nguyên với tổng số vốn kinh doanh là 1.735,1 triệu đồng. Ngày 02/01/2003 Công ty chính thức trở thành Công ty CP May Xuất khẩu Thái Nguyên. Ngày 17/05/2007 Công ty đã đăng ký công ty đại chúng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Ngày 28/08/2007 Đại hội đồng Cổ đông xin ý kiến, biểu quyết bằng văn bản quyết định đổi tên Công ty thành Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG. Ngày 22/11/2007 công ty chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HNX với mã chứng khoán TNG.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG là doanh nghiệp Việt đầu tiên xây dựng Trung tâm thiết kế thời trang, Công ty đang từng bước tạo ra những sản phẩm “Made in TNG”, phục vụ khách hàng trong nước và xuất khẩu. Với giấc mơ làm ra những sản phẩm thời trang của người Việt, thay vì chỉ gia công đơn thuần dần được TNG hiện thực hóa. Bên cạnh đó TNG còn là một công ty có chiến lược kinh doanh vươn ra thế giới, đón đầu của Hiệp định thương mại, TNG đã và đang chuẩn bị cho mình các nhà máy phụ trợ hiện đại để chủ động đơn hàng, cạnh tranh giá, tiến độ sản xuất, chuẩn bị tiến bước vững chắc. Nhìn lại chặng đường 40 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, đến nay, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG có 13 nhà máy với 257 chuyền may, 2 nhà máy phụ trợ nhà máy thêu, giặt công nghiệp, sản xuất thùng túi, bao bì carton và nhà máy sản xuất bông, chần bông. TNG tự hào là doanh nghiệp dẫn đầu trong tỉnh về kim ngạch xuất khẩu với khoảng 80 triệu USD mỗi năm. Sản phẩm của công ty đã có mặt ở hầu hết các thị trường lớn của thế giới như Mỹ, Canada, EU.

Gần đây, HĐQT TNG thông báo chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức đợt 1/2023 bằng tiền. Với tỷ lệ thực hiện là 4% (400 đồng/cp) và hơn 113,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Công ty dự tính chi hơn 45,4 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức này. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 9/10 và ngày thanh toán dự kiến vào 20/10.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, cổ đông TNG đã thông qua phương án trả cổ tức năm 2023 tối thiểu ở mức 16%, gồm 8% tiền mặt và 8% cổ phiếu. Bên cạnh trả bằng tiền, dự kiến Công ty còn thêm một đợt chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 4%.

Trên thị trường chứng khoán, thị giá TNG lên đỉnh cao nhất 1 năm vào phiên 20/09 (22,600 đồng/cp), sau đó điều chỉnh 5 phiên liên tiếp với mức giảm 22%. Phiên sáng 02/10, cổ phiếu TNG giao dịch quanh mức 21,000 đồng/cp, tăng 46% giá trị so với đầu năm.

Tiến Hoàng/KTDU

Từ khóa: