Sự kiện hot
khoảng 1 năm trước

Dự kiến giá xăng dầu có thể giảm về còn 24.000 đồng/lít vào cuối năm nay

Theo Bộ Công Thương, giá bán lẻ trong nước phụ thuộc vào giá thành phẩm xăng dầu thế giới. Tuy nhiên, bình quân giá thành phẩm thế giới vẫn sẽ biến động bất thường, khó lường trong quý III, dao động 145-155 USD một thùng, tức tăng 73-100% so với cùng kỳ 2021.

Vụ Thị trường trong nước dự báo những tháng tới, bình quân giá xăng thành phẩm thế giới vẫn biến động bất thường, dao động trong khoảng 145 - 155 USD/thùng, tức tăng 73 - 100% so với cùng kỳ 2021.

Sang quý IV/2022, giá xăng dầu thế giới được dự báo giảm về 110-115 USD một thùng, đồng/lít. Từ đó sẽ kéo mức tăng cao của giá xăng dầu trong nước “hạ nhiệt” xuống đáng kể, chỉ còn khoảng 24.000 đồng/lít đối với xăng và 20.000 đồng/lít đối với dầu.

"Dự báo nêu trên được đưa ra tại cuộc họp của Ban chỉ đạo điều hành giá vừa qua. Trong cuộc họp quý sau, Bộ sẽ cập nhật lại để đưa tiếp kịch bản cuối năm vì theo vị này, "từ giờ tới cuối năm vẫn diễn biến phức tạp và khó lường trước", đại diện Vụ Thị trường trong nước thông tin.

Tại kỳ điều hành giá mới nhất, Liên bộ Công Thương - Tài chính đã giảm giá tất cả các mặt hàng xăng dầu. Theo đó, giá xăng RON95 giảm 3.605 đồng/lít, về mức 26.070 đồng/lít; giá xăng E5 RON92 giảm 2.715 đồng/lít, về mức 25.073 đồng/lít.

Tương tự, dầu diesel giảm 1.735 đồng/lít, giá bán ra không cao hơn 24.858 đồng/lít. Dầu hỏa giảm 1.099 đồng/lít, còn 25.246 đồng/lít. Dầu mazut không cao hơn 16.548 đồng/kg, tương đương mức giảm 1.164 đồng/kg.

Như vậy, giá các mặt hàng xăng dầu trong nước đã có lần giảm thứ 3 liên tiếp, đưa giá xăng E5 RON 92 và RON 95 về mốc 25.000-26.500 đồng/lít. Mức giá này sẽ tương đương thời điểm cuối tháng 2/2022.

Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã trải qua 19 lần điều chỉnh giá, trong đó có 13 lần tăng và 6 lần giảm; lần giảm giá mạnh nhất là kỳ điều hành ngày 21/7 là 3.600 đồng/lít và lần tăng mạnh nhất gần 3.000 đồng/lít ngày 11/3.

Mới đây, Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ đề xuất giảm một nửa thuế suất nhập khẩu ưu đãi (MFN) với xăng, về còn 10%. Chính sách này được kỳ vọng sẽ đa dạng nguồn cung xăng từ các nước như Trung Quốc, Mỹ, khu vực Trung Đông, Nam Mỹ... tránh sự phụ thuộc quá lớn vào một số đối tác như hiện nay trong trường hợp nguồn cung trên thị trường thế giới biến động.

Liên quan giảm thuế xăng dầu, Chính phủ trong chỉ đạo mới đây cũng yêu cầu Bộ Tài chính sớm tính toán, trình phương án điều chỉnh, giảm các loại thuế này.

Việt Qúy/KTDU

Từ khóa: