Ngày hôm qua, Moody quyết định hạ bậc triển vọng tín dụng Aaa của Đức từ mức ổn định sang tiêu cực. Đây được xem là một cảnh báo lớn khi từ lâu Đức được xem là quốc gia có bức thành tài chính ổn định hàng đầu khu vực châu Âu.
Ngày hôm qua, Moody quyết định hạ bậc triển vọng tín dụng Aaa của Đức từ mức ổn định sang tiêu cực. Đây được xem là một cảnh báo lớn khi từ lâu Đức được xem là quốc gia có bức thành tài chính ổn định hàng đầu khu vực châu Âu.
Hà Lan và Luxembourg bị rơi vào trường hợp tương tự, trong khi Phần Lan vẫn duy trì chỉ số xếp hạng Aaa và triển vọng ổn định.
Trước đó, vào tháng Hai, tổ chức này đã liệt Pháp và Áo vào danh sách triển vọng tiêu cực.
Moody cho biết, lý do 3 quốc gia trên bị đưa và danh sách triển vọng tiêu cực là sự bất ổn ngày càng gia tăng do hậu quả của của cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng Euro. Bên cạnh đó, khả năng rất cao các nước này sẽ phải tiếp tục cung cấp các khoản tài trợ lớn hơn cho các quốc gia trong khu vực đặc biệt là Tây Ban Nha và Italia.
Hơn nữa, tổ chức xếp hạng này cũng khẳng định, nguy cơ rời khỏi khối đồng tiền chung của Hi Lạp sẽ đe dọa đến hệ thống ngân hàng của toàn khu vực, trong đó có các ngân hàng Đức. Họ cũng đang đứng trước những nguy cơ rủi ro lớn do tình trạng khốn khó của các quốc gia “nguy hiểm”, đặc biệt là Tây Ban Nha và Italia.
Ngay cả khi khối liên minh tiền tệ này còn nguyên vẹn, thì theo Moody, gánh nặng tài chính ngày một gia tăng sẽ đặt lên vai Đức- nền kinh tế lớn nhất châu Âu, khi tình thế yêu cầu phải đưa ra các gói cứu trợ lớn hơn.
Thị trường cổ phiếu toàn cầu vào ngày hôm qua đã giảm điểm trước lo ngại Tây Ban Nha có thể cần thêm một gói cứu trợ mở rộng. Lãi suất trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm của Tây Ban Nha đã tăng lên mức kỷ lục 7.565%, mức được xem là “nguy hiểm”.
Standard & Poor vẫn xếp Đức ở mức triển vọng ổn định nhưng Luxembourg, Hà Lan và Phần Lan bị liệt vào khu vực tiêu cực. Các nước này đều được S&P xếp hạng tín dụng 'AAA'.
Trong khi đó, Fitch xếp hạng tín dụng 4 nước trên ở mức cao nhất và đánh giá triển vọng ổn định.
Theo Vietnamnet, CNN