Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh giá lúa gạo trái chiều với mặt hàng nếp. Trong khi đó, trên thị trường thế giới, giá gạo neo ở mức cao.
Cụ thể, nếp khô An Giang đang được thương lái thu mua ở mức 8.600 – 8.800 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg. Ngược lại, nếp Long An khô 8.500 – 8.800 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg.
Hiện lúa OM 18 đang được thương lái thu mua tại ruộng với mức 5.500 -5.700 đồng/kg; lúa IR 504 5.300 – 5.500 đồng/kg, lúa Đài thơm 8 5.600 – 5.800 đồng/kg; Nàng hoa 9 duy trì ở mức 5.600 – 5.800 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 5.500 – 5.600 đồng/kg; nếp An Giang (tươi) 5.900 – 6.100 đồng/kg; nếp Long An (tươi) 6.200 – 6.500 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm điều chỉnh tăng từ 50 – 200 đồng/kg. Hiện giá gạo nguyên liệu IR 504 ở mức 8.700 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg; gạo thành phẩm duy trì ổn định ở mức 9.300 đồng/kg, tăng 100 – 200 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm tăng mạnh 500 đồng/kg lên mức 9.100 đồng/kg; giá cám khô 8.250 – 8.300 đồng/kg.
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, giá chào bán gạo xuất khẩu duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh tăng. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm đang ở mức 423 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 403 USD/tấn.
Theo thống kê mới nhất từ Tổng Cục Hải quan Việt Nam cho thấy, tính từ đầu năm 2022 đến hết ngày 15/9, xuất khẩu gạo của nước ta đã đạt 5,02 triệu tấn, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,44 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiến Hoàng/KTDU