Sự kiện hot
8 năm trước

Giá nông sản ngày 2/6: Giá cà phê lại vì nguồn cung dồi dào, giá cao su tiếp tục phá đáy

Trên thị trường nông sản hôm nay (ngày 2/6), giá cà phê tại Việt Nam giảm ngày thứ hai liên tiếp và thị trường giao dịch trầm lắng vì nguồn cung hạn hẹp; trong khi giá cao su liên tiếp phá đáy trong 3 phiên gần đây.

Cập nhật giá nông sản ngày 2/6.

Trên thị trường cà phê, giá ghi nhận ngày giảm thứ hai liên tiếp.

Trên sàn ICE, giá robusta giao tháng 7 tại London giảm khoảng 1% xuống 1.981 USD/tấn và giá arabica giao trong cùng kỳ tại New York mất thêm 1,29% xuống 127,70 Uscent/pound. Như vậy, giá arabica tiếp tục mất ngưỡng hỗ trợ 128 Uscent/pound.

Tại Việt Nam, giá thu mua tại các vùng nguyên liệu lớn cũng giảm 200 – 400 đồng, với giá tại Lâm Đồng hiện đã về ngưỡng 42.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Việt Nam (Nguồn: tintaynguyen.com)

Chênh lệch giá giữa robusta loại 2 của Việt Nam với giá robusta giao tháng 9 tại London theo đó thu hẹp về 20 USD/tấn trong tuần này, từ 30 – 40 USD/tấn của tuần trước.

Hiện tại, giá cà phê xuất khẩu đang cao hơn giá do bên nhập khẩu đưa ra nên rất khó để cả người mua và người bán đi đến ký kết hợp đồng mua – bán. Hiện tượng này luôn xảy ra vào thời điểm này hàng năm khi dự trữ cà phê còn rất ít, ông Phan Hung Anh, Phó giám đốc công ty xuất khẩu cà phê Anh Minh Co. cho biết.

Theo đó, giới thương lái dự báo xuất khẩu cà phê tháng 6 của Việt Nam sẽ chỉ đạt 90.000 -120.000 tấn, thấp hơn mức ước tính 120.000 tấn của tháng 5 và 135.000 tấn của tháng 4.

“Nông dân sẽ bán ra nhiều hơn vì họ cần tài chính để mua phân bón cho vụ mùa hiện tại. Trong khi đó, Brazil và Indonesia cũng đang giải phóng nguồn cung, nên việc găm hàng sẽ không có ý nghĩa gì vào thời điểm này,” chuyên gia Nguyễn Quang Bình nhận định.

Mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2017 – 2018 của Việt Nam sẽ tăng 10% so với niên vụ trước lên 26,7 triệu bao nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi trong nửa đầu năm nay.

Trong khi đó, tại Indonesia, chênh lệch giá giữa robusta loại 4 của nước này và giá robusta giao tháng 7 nới rộng ra 40 USD/tấn trong tuần này, từ 20- 30 USD của tuần trước.

Trái ngược với Việt Nam, thị trường cà phê Indonesia đang trong thời kỳ sôi động nhất vì nguồn cung rất dồi dào. Một thương lái ở Lampung cho biết đã có khoảng 300 xe tải chở hàng tới chỉ trong ngày hôm qua.

Ngoài ra,

Trên thị trường hồ tiêu, giá thu mua tiêu trung bình tại các tỉnh phía nam vẫn giữ ở 80.000 đồng/kg, trong đó, giá tiêu tại Đồng Nai tăng nhẹ 100 đồng.

Giá hồ tiêu tại Việt Nam (Nguồn: tintaynguyen.com)

Trước khi ổn định tại ngưỡng 80.000 đồng, mức thấp nhất 6 năm qua, giá tiêu tại Việt Nam liên tục giảm mạnh ở các vùng nguyên liệu lớn. Theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá giảm vì nhu cầu mua giảm kèm theo việc gia tăng diện tích và sản lượng trong những năm qua đang làm hồ tiêu khó tiêu thụ.

Trong khi giá tiêu Việt Nam ổn định trở lại, giá tiêu Ấn Độ lại đang trên đà phục hồi khi cung không đủ cầu của thị trường. Trên thị trường kỳ hạn, chỉ có 3 tấn tiêu chất lượng cao được giao dịch ở 520 rupee/kg.

Người dân bắt đầu găm hàng, không chịu bán tiêu chất lượng cao với mức giá dưới 525 rupee/kg. Hiện tại, giá tiêu của hai vùng, Pulpally và Bathery, đang được bán ở 520 rupee/kg.

Thiếu nguồn cung, giá tiêu tại Ấn Độ bắt đầu phục hồi trở lại. Đến phiên hôm qua, giá tiêu giao ngay tại Ấn Độ tăng thêm 300 rupee lên 49.900 rupee/tạ (hàng chưa chọn lọc) và 51.900 rupee/tạ (hàng đã chọn lọc). Giá tiêu xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ cũng tiếp đà tăng, lên lần lượt ở 8.400 USD/tấn và 8.650 USD/tấn.

Trên thị trường cao su, đà trượt giá vẫn chưa ngừng lại, khi giá hợp đồng giao tháng 11 trên sàn TOCOM (Nhật Bản) giảm thêm 4,7 yen xuống 194 yen/kg vào lúc 15h45.

Giá cao su TOCOM (Nguồn: TOCOM)

Như vậy, giá cao su TOCOM đã lao dốc trong 8 phiên liên tiếp, với mức giảm khoảng 16,7%. Đến chốt phiên hôm qua, giá cao su TOCOM đã rớt khỏi ngưỡng 200 yen và hiện đang giao dịch ở mức thấp nhất kể ngày 9/11/2016.

Mặc dù có tăng nhẹ trong đầu phiên nhờ USD tăng lên 111,29 yen/USD, nhưng giá cao su nhanh chóng đảo chiều và tiếp tục giảm sâu về cuối phiên theo giá trên sàn SHFE (Trung Quốc). Tính đến 15h16, giá cao su giao tháng 9 giảm thêm 80 nhân dân tệ/tấn và hiện đang giao dịch ở đáy 12 năm.

Ngoài tâm lý lo ngại dư thừa nguồn cung, giá cao su tại Thượng Hải giảm vì đà tăng giá của nhân dân tệ so với USD. Hiện tại, nhân dân tệ đang giao dịch ở mức cao nhất gần 7 tháng vì các ngân hàng lớn ở Trung Quốc bán mạnh ngoại tệ.

Bên cạnh đó, những tin đồn xung quanh việc Chính phủ Trung Quốc sẽ giải phóng tồn kho cao su để tích trữ hàng mới cũng khiến thị trường đầu cơ vào cao su dao động.

Thị trường cao su châu Á chịu áp lực một phần vì nhu cầu tiêu thụ cao su nguyên liệu có xu hướng giảm. Cụ thể, tăng trưởng doanh số bán xe ô tô và xe tải có trọng tải nhẹ tại Mỹ tiếp tục chậm lại trong tháng 5, ghi nhận tháng giảm thứ 3 liên tiếp.

“Thị trường hàng hóa nhìn chung đang suy yếu và cao su là mặt hàng giảm giá mạnh nhất,” một chuyên gia giao dịch nhận định.

Thanh Tùng
Theo Kinh tế & Tiêu dùng

Từ khóa: