Giá vàng tăng vọt lên trên 1.817 USD/ounce đẩy giá vàng trong nước lên hơn 57 triệu đồng/lượng.
Thị trường trong nước tuần qua đã có nhịp điệu hơn trước, mức điều chỉnh cũng cao hơn so với tuần trước với phiên có điều chỉnh cao nhất lên tới 350 nghìn đồng/lượng.
Giá vàng trong nước biến động tại một số hệ thống cửa hàng, với xu hướng giảm vẫn áp đảo.
Tại hệ thống PNJ giá giảm 150.000 đồng/lượng ở chiều bán ra. Giá vàng PNJ cũng giảm thêm 50.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.
Tại Tập đoàn Doji, giá cũng bị điều chỉnh giảm 100.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 250.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.
Giá lặng sóng trở lại vào phiên cuối tuần, với duy nhất hệ thống Doji tăng giá 350.000 đồng/lượng ở chiều mua vào, nhưng giảm thêm 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.
Tính chung tuần, giá vàng SJC đã giảm khoảng 50.000 - 150 đồng/lượng tại hệ thống PNJ. Tại Doji, giá tăng 250.000 đồng/lượng ở chiều mua vào, nhưng giảm 350.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.
Trên thị trường thế giới, đầu ngày 29/8 giờ Việt Nam, giá vàng thế giới đang đứng mức 1.816 – 1.817 USD/ounce, tăng 21,5 USD mỗi ounce.
Trong 24 giờ giao dịch trước khi chốt phiên cuối tuần, giá vàng thế giới thấp nhất tại 1.785 USD/ounce và cao nhất ghi nhận được là 1.819 USD/ounce.
Giá vàng thế giới tăng hơn 1%, sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell không đưa ra thông điệp rõ ràng về thời điểm bắt đầu giảm biện pháp kích thích kinh tế và nhấn mạnh rằng sự tăng giá hiện tại chỉ là tạm thời. Cùng với đó, giá vàng thế giới cũng chịu ảnh hưởng của tình hình bất ổn tại Afghanistan.
Giá vàng trên thị trường quốc tế treo cao sau phiên tăng vọt lên trên ngưỡng cản tâm lý 1.800 USD/ounce. Xu hướng uptrend được xác lập và thị trường tin vào khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chưa thể thắt chặt chính sách tiền tệ.
Giới đầu tư tiếp tục tập trung sự chú ý vào hội nghị chuyên đề hàng năm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được tổ chức tại Jackson Hole, Wyoming với kỳ vọng Fed sẽ chưa thể từ bỏ chính sách tiền tệ siêu nới lỏng như hiện nay.
Đồng USD mạnh khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác, trong khi lợi suất trái phiếu cao làm tăng chi phí cơ hội sở hữu tài sản không sinh lời như vàng. Vì vậy làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý.
Ánh Tuyết
Theo KTDU