Sự kiện hot
8 năm trước

'Giải cứu' thức ăn chăn nuôi

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) với tốc độ đầu tư như hiện nay, đến năm 2020 công suất thiết kế của các nhà máy thức ăn chăn nuôi (TACN) sẽ đạt khoảng 40 triệu tấn/năm, vượt khoảng 5 triệu tấn/năm so với nhu cầu.

'Giải cứu' thức ăn chăn nuôi

Cơ quan này cho rằng, hiện nay số lượng các DN và cơ sở sản xuất, gia công và buôn bán TACN của Việt Nam đã quá nhiều. Do đó, các địa phương không nên khuyến khích mở mới các nhà máy TACN.

Tăng trưởng nhanh nhưng chưa bền vững

Tốc độ tăng trưởng về quy mô và sản lượng TACN công nghiệp của Việt Nam đang vào loại nhanh nhất thế giới, liên tục là hai con số trong 20 năm qua. Việt Nam trở thành nước đứng số 01 trong ASEAN và thứ 10 thế giới về sản lượng TACN công nghiệp (Thái Lan đứng thứ 2 là 18,6 triệu tấn, Indonesia đứng thứ 3 là 18,3 triệu tấn).

Số lượng nhà máy và công suất thiết kế tăng cao, vượt xa kế hoạch định hướng: Tính đến thời điểm hiện nay đã có trên 300 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, thủy sản và trên 200 cơ sở chế biến thức ăn bổ sung, với công suất thiết kế đạt trên 31 triệu tấn/năm. Trong khi, định hướng của Chính phủ đến năm 2020 chỉ là 25 triệu tấn/năm.

Viện trưởng Viện Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Thanh Sơn cho biết, mỗi năm Việt Nam chi hàng tỷ USD nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất TACN.

Phát triển tự phát

Trong thực tế, nhóm chất cấm mà người kinh doanh và chăn nuôi nước ta hay lạm dụng trong thời gian qua chủ yếu là các chất tăng trọng, tạo nạc thuộc nhóm Beta-agonist; chất tăng độ đạm giả tạo; chất tạo màu và các hoá chất công nghiệp không được phép dùng trong thực phẩm, chăn nuôi…

Trao đổi với DĐDN, ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội TACN Việt Nam cho rằng, các cơ quan chức năng phải tăng cường lấy mẫu phân tích, kiểm tra chất lượng các sản phẩm từ TACN đến sản phẩm đầu ra. Nếu đơn vị nào vi phạm các chỉ tiêu kỹ thuật theo công bố hàm lượng tiêu chuẩn cơ sở thì cần xử phạt nghiêm hoặc cho tiêu huỷ sản phẩm.

Để hạn chế những sản phẩm TACN kém chất lượng trên thị trường theo các chuyên gia, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ liên kết các DN nhỏ lại, tạo điều kiện để họ chuyển hướng sản xuất chế biến các loại TACN hữu cơ cho phân khúc chăn nuôi nông hộ, HTX sản xuất thực phẩm hữu cơ, đặc sản…

Bá Tú
Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Từ khóa: