Dự kiến tổng nguồn vốn cho đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2020 đạt khoảng 36.588 tỷ đồng, tăng 33% so với ước thực hiện năm 2019.
Mặc dù, tổng vốn đầu tưtoàn xã hội năm 2019 thực hiện đạt 27.388 tỷ đồng/38.800 tỷ đồng so với kế hoạch, nhưng bức tranh toàn cảnh về đầu tư trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn có nhiều điểm sáng nhờ cơ cấu đầu tư toàn xã hội có sự chuyển biến tích cực, vai trò của kinh tế tư nhân đã từng bước được khẳng định (tăng 65% so với cùng kỳ năm 2018).
Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2 chậm tiến độ so với dự kiến là nguyên nhân được phân tích cho sự “lỡ nhịp” của chỉ tiêu này trong năm 2019.
Với mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, bền vững; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng Hà Tĩnh đang phấn đấu từng bước thúc đẩy tái cơ cấu đầu tư công, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là tiếp tục đưa ra được các giải pháp phù hợp để thu hút mạnh các nguồn lực ngoài Nhà nước cho đầu tư phát triển.
Năm 2020, Hà Tĩnh tiếp tục đưa ra được các giải pháp phù hợp để thu hút mạnh các nguồn lực ngoài Nhà nước cho đầu tư phát triển.
Dự kiến tổng nguồn vốn cho đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2020 đạt khoảng 36.588 tỷ đồng, tăng 33% so với ước thực hiện năm 2019.
Hà Tĩnh đang có nhiều điểm sáng nhờ cơ cấu đầu tư xã hội chuyển biến tịch cực
Trong đó, vốn khu vực nhà nước 7.473 tỷ đồng, cơ bản bằng số ước thực hiện năm 2019 (trong đó vốn ngân sách Nhà nước 7.072 tỷ đồng; vốn vay, vốn tự có của các doanh nghiệp Nhà nước và vốn huy động khác 400 tỷ đồng).
Vốn khu vực ngoài nhà nước (gồm vốn của tổ chức doanh nghiệp trong nước và dân cư) là 17.066 tỷ đồng, tăng 20% so với ước thực hiện năm 2019.
Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài khoảng 12.050 tỷ đồng (tương đương 523 triệu USD), tăng 109% so với ước thực hiện năm 2019.
Để nguồn vốn đầu tư toàn xã hội duy trì ổn định và tăng đều theo từng năm, Hà Tĩnh cần phát triển các ngành và lĩnh vực sản xuất khác, nhất là tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án lớn vào hoạt động trên địa bàn tỉnh tránh việc tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà phụ thuộc quá nhiều vào dự án Fomosa.
Đồng thời, chú trọng đầu tư khu vực tư nhân đang có sự phát triển vượt bậc đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh và tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn.
Văn Tuân
Theo Nhà đầu tư