Sự kiện hot
khoảng 1 năm trước

Hà Tĩnh, Nghệ An xếp thứ hạng cao trong năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Theo bảng xếp hạng PCI 2022, tỉnh Hà Tĩnh tăng 9 bậc lên vị trí thứ 18/63 so với năm 2021 còn tỉnh Nghệ An tăng 7 bậc xếp vị trí 23, tỉnh Thanh Hóa tụt tới 23 bậc xuống vị trí thứ 47...

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2022. Thay vì xếp hạng 63 tỉnh, thành phố, PCI năm 2022 chỉ điểm danh 30 địa phương có điểm số PCI tốt nhất.

Theo báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 các tỉnh Bắc Trung Bộ ngày 11/04/203 có nhiều chuyển biến trái chiều. Trong khi các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế có tăng trưởng khá cao thì tỉnh Thanh Hóa có chiều hướng giảm sâu.

Một góc của tỉnh Hà Tĩnh.

Trong báo cáo cho thấy Hà Tĩnh tăng 9 bậc trên bảng xếp hạng. Cụ thể, từ 62,87 điểm, xếp vị trí 27 của cả nước năm 2021, Hà Tĩnh đã vươn lên vị trí thứ 18 với 67,18 điểm trong năm 2022.

Còn đối với tỉnh Nghệ An đạt 66,60 điểm, xếp thứ 23/63 tỉnh, thành trong cả nước, tăng 7 bậc so với năm 2021 (30/63) đây cũng là một kết quả cao mà Nghệ An đạt được trong năm qua.

Trong khi đó, tổng số điểm năm 2022 của Thanh Hóa đạt 63,67 diểm, xếp hạng 47 cả nước. Đây là thứ hạng thấp nhấp của Thanh Hóa kể từ năm 2007.

Chỉ số PCI của Hà Tĩnh, Nghệ An xếp thứ hạng cao.

Kết quả khảo sát PCI 2022 cũng chỉ rõ những khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp đã và đang gặp phải. Trong đó, tiếp cận tín dụng được cho là vấn đề hàng đầu; cùng với đó là tình trạng phiền hà của một số lĩnh vực chủ chốt. Việc tiếp cận tín dụng đã trở thành mối lo lớn nhất vì doanh nghiệp không thể đáp ứng được những điều kiện cho vay khắt khe, tài sản thế chấp không có, thiếu sự minh bạch trong quy trình thủ tục tiếp cận các khoản vay, gói hỗ trợ; trong khi các ngân hàng, quỹ tín dụng lại áp đặt những điều kiện tín dụng bất lợi cho doanh nghiệp tư nhân.

Ở các lĩnh vực thủ tục hành chính phiền hà nhất vẫn là thuế, phí, giải phóng mặt bằng, bảo hiểm xã hội, phòng cháy, chữa cháy và xây dựng. Đặc biệt, chất lượng thực thi chính sách ở cấp sở, ngành và cấp huyện chưa như kỳ vọng.

Nhìn vào bảng xếp hạng PCI, các ý kiến cũng chỉ ra rằng, thách thức lớn nhất trong triển khai thực hiện cải thiện chỉ số PCI chính là thay đổi tư duy, cách tiếp cận của đội ngũ cán bộ, công chức. Nếu lãnh đạo địa phương biết năng động, sáng tạo, lắng nghe, cầu thị các ý kiến thì việc chỉ số PCI sẽ được cải thiện.

Diễm Phước

Theo  KT&ĐU

Từ khóa: