Sự kiện hot
6 tháng trước

Hà Tĩnh phấn đấu hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công được giao năm 2023

Với tập trung và quyết tâm cao, Hà Tĩnh đang dồn sức, tăng tốc 2 tháng cuối năm nhằm đạt 100% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công được giao trong năm 2023.

Nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công được giao năm 2023

Được biết, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 của tỉnh Hà Tĩnh đã được giao cho các địa phương, đơn vị là 11.521.167 triệu đồng (đã bao gồm nguồn năm trước kéo dài thanh toán sang năm 2023).

Theo số liệu của Kho bạc Nhà nước Hà Tĩnh, tổng giá trị giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công trên địa bàn đến ngày 31/10/2023 đạt 6.761.637 triệu đồng, bằng 77,3% kế hoạch Thủ tướng giao và bằng 58,7% kế hoạch địa phương triển khai. Cụ thể trong đó, nguồn vốn do cấp tỉnh quản lý giải ngân đạt 2.571.449 triệu đồng, bằng 58,4% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và 46,2% kế hoạch địa phương triển khai.

Trong đó, có 45 địa phương, đơn vị có tỷ lệ giải ngân vốn Bộ, ngành và cấp tỉnh quản lý đạt trên 50% kế hoạch vốn, một số địa phương, đơn vị có số vốn được giao lớn như: Sở Ngoại vụ 95%; Sở Tài nguyên và Môi trường 78%; Sở Giao thông Vận tải 70% và UBND các huyện như: Huyện Can Lộc 78%; thị xã Hồng Lĩnh 78%; huyện Đức Thọ 67%; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Khu kinh tế tỉnh 75%...

Có 29 địa phương, đơn vị có tỷ lệ giải ngân vốn Bộ, ngành và cấp tỉnh quản lý đạt dưới 50% kế hoạch vốn: UBND huyện Lộc Hà 36%; huyện Vũ Quang 41%; huyện Nghi Xuân 44%; huyện Hương Sơn 46%; thành phố Hà Tĩnh 49%; Ban Quản lý dự án đầu tư Xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 38%; Ban Quản lý dự án dân dụng và công nghiệp 45%; Tòa án nhân dân tỉnh 2%, Cục Thi hành án dân sự tỉnh 6%; Bệnh viện đa khoa tỉnh 10%...

Có 14 chủ đầu tư chưa giải ngân vốn như: Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ; Sở Y tế tỉnh; trường Cao đẳng Nguyễn Du, UBND xã Mỹ Lộc..

Thời gian qua, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập 3 tổ công tác, do lãnh đạo UBND tỉnh làm tổ trưởng, nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Tổ công tác sẽ kiểm tra, rà soát, kịp thời xử lý những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn liên quan đến triển khai, giải ngân và quản lý chất lượng công trình đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn.

Chỉ đạo các đơn vị, địa phương tiếp tục ra soát, cải tiến quy trình, thủ tục, nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian thẩm định dự án, thiết kế cơ sở... đảm bảo tối đa không quá 5 ngày/khẩu thẩm định; rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục phê duyệt quy hoạch, cấp phép xây dựng...

Những tháng còn lại của năm 2023, Hà Tĩnh tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn ODA, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, rà soát việc phân bổ vốn cho các dự án phù hợp với tiến độ thực hiện và khả năng giải ngân, bảo đảm trong tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, kéo dài.

Phối hợp với các nhà tài trợ nước ngoài và các bộ lập kế hoạch giải ngân chỉ tiết cho từng dự án ODA, nhất là dự án trọng điểm, vốn lớn; phân công lãnh đạo trực tiếp phụ trách từng dự án; tổ chức giao ban định kỳ với các cơ quan, đơn vị liên quan để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác giải ngân.

Hoài Thanh

Theo KT&ĐU

Từ khóa: