Sự kiện hot
2 năm trước

Huyện Thanh Sơn (Phú Thọ):  Phấn đầu hoàn thành mục tiêu chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2022

Theo dự kiến, đến hết năm 2022, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) phấn đấu lũy kế sẽ có ít nhất 23 sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên (trong đó: 01 sản phẩm hạng 5 sao, 8 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 14 sản phẩm đạt hạng 3 sao).

Số liệu thống kê cho thấy, đến tháng 10 năm 2022, toàn huyện đã có 23/23 xã, thị trấn đã đăng ký sản phẩm OCOP. Huyện Thanh Sơn đang tiếp tục triển khai cho các chủ thể đăng ký tham gia chương trình OCOP. Trong đó có 07 sản phẩm (thuộc 03 chủ thể) đăng kí sản phẩm OCOP 4 sao, cụ thể gồm: 01 sản phẩm (thịt chua TrươngFoods), 04 sản phẩm (thịt chua HongChi Foods), 02 sản phẩm (chè HTX chè Cẩm Mỹ). Hội đồng thẩm định OCOP huyện Thanh Sơn đã thẩm định xong và gửi hồ sơ đề nghị công nhận sản phẩm OCOP này.

Thực hiện kế hoạch số 397/KH-UBND ngày 25/3/2022 về việc Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong năm 2022, UBND huyện Thanh Sơn phấn đấu đến hết năm nay sẽ có ít nhất 23 sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên (trong đó: 01 sản phẩm hạng 5 sao, 8 sản phẩm đạt hạng 4 sao; 14 sản phẩm đạt hạng 3 sao).

Hợp tác xã sản xuất, chế biến chè Cẩm Mỹ được thành lập tháng 11 năm 2018 nằm tại khu 10, xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất thích hợp với cây chè. Với sự nỗ lực cố gắng, Hợp tác xã sản xuất, chế biến chè Cẩm Mỹ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh - năm 2021 và cấp chứng nhận OCOP sản phẩm đạt hạng 3 sao cho sản phẩm chè móc câu đặc biệt.

Với hơn 10 thành viên, Hợp tác xã sản xuất, chế biến chè Cẩm Mỹ đang từng bước khẳng định và nâng cao vị thế trên thị trường, kết nạp thêm nhiều xã viên tham gia trồng chè, cung cấp các sản phẩm chè sạch và an toàn, chế biến đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.Với hơn 10 thành viên, Hợp tác xã sản xuất, chế biến chè Cẩm Mỹ đang từng bước khẳng định và nâng cao vị thế trên thị trường, kết nạp thêm nhiều xã viên tham gia trồng chè, cung cấp các sản phẩm chè sạch và an toàn, chế biến đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sản phẩm chè sạch HTX chè Cẩm Mỹ xã Tất Thắng đạt sản phẩm OCOP 3 sao

Sản phẩm chè sạch HTX chè Cẩm Mỹ xã Tất Thắng đạt sản phẩm OCOP 3 sao

Đặc biệt, với phương châm luôn tạo ra sản phẩm chè an toàn và chất lượng cho người tiêu dùng Hợp tác xã chè Cẩm Mỹ ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất chè, từ việc lựa chọn các giống chè chất lượng cao phù hợp với điều kiện khí hậu vùng Trung du và thích hợp với chế biến chè xanh như LDP1, LDP2, PHl, VN 15, chè Kim Tuyên. Áp dụng kỹ thuật canh tác chè theo hướng hữu cơ, thu hoạch búp chè tươi 100% bằng hái tay để có chất lượng nguyên liệu tốt nhất đưa vào chế biến. Hiện tại, Hợp tác xã có 15 ha chè đạt tiêu chuẩn VietGAP, trong thời gian tới, phấn đấu chuyển đổi diện tích chè trồng bằng giống chất lượng cao sang canh tác hữu cơ và đạt chứng nhận hữu cơ.

Sản phẩm sản xuất theo hướng hữu cơ 1 năm bón đến 1, 2 lần phân hữu cơ. Không sử dụng thuốc trừ cỏ và thuốc trừ sâu hóa học. Hợp tác xã chè Cẩm Mỹ cam kết mang đến cho khách hàng sản phẩm an toàn với phương châm “Sức khỏe là vàng”. Hợp tác xã luôn tuân thủ chặt chẽ các khâu trong quy trình chế biến chè, đồng thời kết hợp với bí quyết đã đúc rút trong nhiều năm đã tạo ra sản phẩm chè xanh có chất lượng chè đã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và cũng để khẳng định thương hiệu chè xanh Cẩm Mỹ nói riêng, góp phần xây dựng thương hiệu Chè Xanh Phú Thọ.

Là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Mường huyện Thanh Sơn, từ lâu, thịt chua đã trở thành đặc sản của người dân huyện miền núi này, đặc biệt trong các dịp lễ, Tết... Tuy nhiên, trước đây, các hộ dân chủ yếu sản xuất thịt chua với quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu của gia đình và phần nhỏ cung cấp cho thị trường trong huyện. Năm 2018, được sự hướng dẫn của các cấp chính quyền, các hộ dân có kinh nghiệm làm thịt chua đã liên kết thành lập HTX thịt chua Thanh Sơn với 9 thành viên.

Sản phẩm thịt chua Thanh Sơn của HTX Thịt chua Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn được người tiêu dùng nhiều tỉnh, thành trong nước ưa chuộng, tin dùng

Sản phẩm thịt chua Thanh Sơn của HTX Thịt chua Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn được người tiêu dùng nhiều tỉnh, thành trong nước ưa chuộng, tin dùng

Bà Hà Thị Ngọc Điệp - Phó Giám đốc HTX Thịt chua Thanh Sơn cho biết: Từ khi được chứng nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh, sản phẩm của chúng tôi đã được giới thiệu và bày bán tại nhiều điểm du lịch của tỉnh như: Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng,…  và có mặt ở các siêu thị lớn: Vinmart, Coopmat, BigC cũng như cung ứng ra thị trường 25 tỉnh, thành trong nước như: Hà Nội, Hà Giang, Hải Phòng, Hải Dương, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu… Trung bình mỗi tháng HTX sản xuất khoảng 20.000 sản phẩm. Năm 2020 doanh thu HTX đạt 1,5 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 7-8 lao động với mức thu nhập 5-6 triệu đồng/tháng.

Để đạt được mục tiêu đó, huyện Thanh Sơn xác định sẽ nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình, phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội với thực hiện chương trình theo từng nội dung cụ thể; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân, các tổ chức kinh tế tham gia góp phần thực hiện hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch. Đồng thời tổ chức đánh giá, phân loại sản phẩm OCOP đảm bảo chặt chẽ, khách quan, đúng quy định; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về đánh giá, phân hạng sản phẩm và duy trì điều kiện, chất lượng sản phẩm của các chủ thể, sản phẩm OCOP.

Cùng với đó, khuyến khích các chủ thể OCOP tham gia hoạt động liên kết, xúc tiến thương mại như: Diễn đàn kết nối cung cầu; thực hiện kết nỗi trên nền tảng công nghệ số, hội chợ quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP và nông sản. Thông qua đó, góp phần kết nối cung cầu giữa các chủ thể có sản phẩm OCOP với các trung tâm thương mại và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; các hoạt động kết nối các chương trình, tour tuyến du lịch để đưa khách đến thăm quan, mua sắm tại các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm OCOP, nhà hàng, khách sạn và trải nghiệm thực tế các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP

 Từ việc triển khai thực hiện chương trình, sẽ góp phần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm OCOP của huyện thông qua các hội nghị kết nối giao thương, hội chợ, hệ thống siêu thị, các phương tin thông tin truyền thông, các trang, các ứng dụng thương mại điện tử, mạng xã hội; hỗ trợ xây dựng hệ thống quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trong huyện và mở rộng hoạt động xúc tiến thương mại ngoài huyện, đồng thời nâng cao năng lực bộ máy quản lý điều hành, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP.

Trong những tháng cuối năm, Ban lanh đạo huyện Thanh Sơn tiếp tục tăng cường chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền phải quán triệt sâu sắc về tầm quan trọng và ý nghĩa của Chương trình để triển khai thực hiện hiệu quả và thường xuyên góp phần thực hiện hoàn thành các mục tiêu của Chương trình kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Sở Nông nghiệp hướng dẫn, đôn đốc các chủ thể thực hiện Chương trình OCOP hoàn thiện hồ sơ, tổ chức đánh giá và xếp hạng sản phẩm theo đúng quy định.

 Hương Quỳnh/KTĐU

Từ khóa: