Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 15/9 tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 222 tỷ USD, giảm 15,1% (tương ứng giảm 39,38 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.
Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng (1/9-15/9) đạt 13,78 tỷ USD, giảm 6,5% (tương ứng giảm 621 triệu USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 8/2023.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 9 giảm so với kỳ 2 tháng 8/2023 chủ yếu ở một số nhóm hàng như: than các loại giảm 125 triệu USD, tương ứng giảm 40,4%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 112 triệu USD, giảm 6,1%...
Tính từ đầu năm đến hết 15/9/2023, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 222,05 tỷ USD, giảm 15,1% (tương ứng giảm 39,38 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, giảm mạnh là điện thoại các loại và linh kiện con con số kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm ngoái lên đến 9,2 tỷ USD, tương ứng giảm 62,6%. Riêng mặt hàng này chiếm đến gần 23,4% kim ngạch sụt giảm của cả nước trong cùng thời điểm.
Ngoài điện thoại và linh kiện, các nhóm hàng bị sụt giảm mạnh khác như: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 3,98 tỷ USD, tương ứng giảm 12,2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 1,96 tỷ USD; tương ứng giảm 3,2%...
Nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ 1 tháng 9 đạt 8,9 tỷ USD, giảm 6,5% (tương ứng giảm 621 triệu USD) so với kỳ 2 tháng 8/2023.
Tính đến hết ngày 15/9/2023, tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp FDI đạt 143 tỷ USD, giảm 15,8% (tương ứng giảm 26,91 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 64,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nhóm các doanh nghiệp này đạt 176,99 tỷ USD, giảm 9,3%, tương ứng giảm 18,13 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 73% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Như vậy, đến trung tuần tháng 9, cán cân thương mại của doanh nghiệp FDI đạt thặng dư gần 34 tỷ USD.
Hương Trà
Theo Kinh tế và Đồ uống