Nhờ những công nghệ mới mà điện thoại di động đã trở thành sản phẩm thay thế một cách hiệu quả cho máy ảnh kỹ thuật số, giúp người dùng có thể lưu trữ khoảnh khắc trong cuộc sống mỗi ngày thuận tiện hơn.
Smartphone đang dần thay thế máy ảnh trong việc chụp lại những khoảnh khắc của cuộc sống
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nắm rõ phương thức chụp ảnh bằng smartphone để có thể nhận được trải nghiệm tốt nhất. Hy vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có thể nhận được những bức ảnh tốt nhất bằng smartphone của mình.
Chụp từ trên cao
Khi thực hiện chụp từ trên cao, nơi máy ảnh hướng xuống dưới, bức ảnh của bạn sẽ trở nên ấn tượng hơn nếu như việc chụp ảnh của bạn tập trung phần chính là trải dài cả khuôn mặt, làm cho nó mượt mà hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cố gắng hạ thấp vai và đưa cằm ra phía trước.
Đây là cách chụp trong trường hợp bạn muốn thể hiện một điều gì đó sau lưng, với mục tiêu hạ thấp máy ảnh hướng xuống dưới.
Chỉnh tốc độ màn trập
Tương tác với tốc độ màn trập có thể tạo ra một sự khác biệt rất lớn trong bức ản, nhưng không phải ai cũng nắm rõ điều này. Tất cả phụ thuộc vào số lượng ánh sáng cũng như hiệu suất chụp ảnh.
Tốc độ màn trập có trách nhiệm giúp cảm biến máy ảnh tiếp xúc với đối tượng trong bao lâu. Thông số cao hơn sẽ giúp nắm bắt các hành động rõ hơn và giữ các chi tiết, nhưng tăng mức ISO cũng khiến bức ảnh nhiễu hơn.
Mặt khác, giảm tốc độ màn trập sẽ giúp các hình ảnh ít nhiễu hơn nhưng yêu cầu bạn phải cẩn thận hơn. Tốc độ màn trập chậm làm cho hình ảnh của bạn tạo ra các chuyển động mờ. Chỉ cần chắc chắn rằng bạn đang cầm máy trên tay một cách ổn định, sử dụng chân máy hay đơn giản là chắc chắn rằng máy không bị rung khi chụp.
Nguyên tắc chia ba
Tất cả các yếu tố khác cũng quan trọng để tạo ra một bức ảnh tuyệt vời, và chia các thành phần trong bức ảnh cũng là yếu tố rất quan trọng. Có rất nhiều phương pháp chia thành phần tiên tiến, nhưng điều cơ bản nhất đó là áp dụng nguyên tắc chia ba, tức chia khung hình làm ba, cả cho chiều ngang lẫn chiều dọc. Sẽ có một bộ các hình chữ nhật ảo hiển thị trên nó. Hãy thử đặt chủ đề chính của bạn ở một trong các góc của nó (nơi các đường giao nhau). Điều này thường tạo ra một hiệu ứng rất thú vị, nhưng hãy cẩn thận vì đôi khi hình ảnh có quá nhiều không gian chết trong các phần khác.
Chia khung hình sẽ giúp bạn quản lý nội dung trên bức ảnh tốt hơn
Thử với ISO
ISO có vẻ là một con số phức tạp dành cho nhiếp ảnh chuyên nghiệp, nhưng nó thực sự là một khái niệm rất dễ hiểu. Nó đơn giản là con số xác định độ nhạy của cảm biến máy ảnh. Hạ thấp ISO sẽ khiến ít ánh sáng được nắm bắt.
Khi bạn bắt đầu tăng ISO, hình ảnh sẽ trở nên sần sùi hơn, nhưng bạn có thể sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn và/hoặc làm cho hình ảnh sáng hơn. Nhiều smartphone hiện trang bị chế độ điều khiển bằng tay, hoặc tải về ứng dụng trên Google Play.
Chụp ảnh toàn cảnh
Khi cần chụp bức ảnh khá lớn, thay vì phải chạy một đoạn được dài chỉ để gom tất cả trong một khung cảnh, bạn có thể chụp ảnh toàn cảnh (panorama). Những hình ảnh này về cơ bản là sự kết hợp của nhiều hình ảnh lại với nhau. Đây từng là một quá trình phức tạp nếu đặt vào trường hợp trước đây, nhưng phần mềm smartphone hiện nay có thể làm được tất cả điều này.
Chụp ảnh HDR
Trước khi HDR xuất hiện, bạn đã phải mất nhiều thời gian để chụp những bức ảnh giống hệt ở tốc độ màn trập khác nhau, sau đó kết hợp chúng lại bằng cách sử dụng phần mềm chuyên ngành và tự điều chỉnh tất cả ánh sáng. Mục đích cuối cùng là nhận được một dải động hơn và tạo ra hình ảnh có độ sáng đồng đều.
Chất lượng bức ảnh HDR sẽ được cải thiện rất nhiều so với ảnh gốc
Smartphone hiện đại bây giờ có thể chăm sóc tất cả các công việc này, vì vậy hãy tìm tùy chọn này trong phần thiết lập của camera. Điều này khá tốt trong các tình huống có sự tương phản lớn trong ánh sáng.
Kiên Trung
theo Công lý