Theo quy định của Pháp luật, ba thanh niên trong vụ án hoàn toàn có thể khởi kiện tác giả bài báo và cơ quan báo đã đăng tải bài viết nói có chạy án.
Theo quy định của Pháp luật, ba thanh niên trong vụ án hoàn toàn có thể khởi kiện tác giả bài báo và cơ quan báo đã đăng tải bài viết nói có chạy án.
Theo TS. Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng LS Vì Dân, theo Luật Báo chí, Luật Tố tụng thì Nguyễn Đình Tình, Nguyễn Đình Kiên và Nguyễn Đình Lợi cùng gia đình họ hoàn toàn có thể gửi đơn kiến nghị tới các cơ quan quản lý nhà nước về Báo chí và cũng có thể khởi kiện tác giả bài báo cũng như cơ quan báo chí ra tòa dân sự nếu họ muốn.
"Kể cả trong trường hợp ba thanh niên này có đang thi hành án tù đi chăng nữa thì họ cũng chỉ bị tước một số quyền công dân như quyền tự do đi lại, quyền bầu cử... Họ vẫn có quyền khiếu nại, tố cáo cá nhân, tổ chức, đơn vị nào làm phương hại tới họ." - LS Trần Đình Triển nói.
Theo LS. Triển, nếu ba thanh niên trong vụ án này và gia đình không chạy án thì có thể khiếu nại, khởi kiện. Khi đó, tờ báo đăng tải thông tin không chính xác phải có lời xin lỗi, đính chính, thậm chí bồi thường về vật chất nếu thông tin đó là sai lệch.
Ba thanh niên trong vụ án này hoàn toàn có quyền khiếu nại, khởi kiện tác giả cũng như cơ quan báo chí đã đăng tải thông tin sai sự thật làm phương hại tới họ.
Tuy nhiên, LS Triển cũng cho rằng, trước tiên, ba thanh niên này và gia đình họ có thể gửi đơn khiếu nại tới các cơ quan quản lý nhà nước về Báo chí để yêu cầu làm rõ, chứng minh điều mà họ nói là có chạy án và phải chứng minh được ai là người tham gia chạy án.
“Nói họ chạy án, tức là ba thanh niên này và gia đình họ hối lộ tiền cơ quan làm án. Mà ở đây, cơ quan có quyền kháng nghị để thả họ ra như vậy là Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Vậy khác nào nói người trong Viện KSNDTC nhận tiền để thả ba thanh niên kia ra?”
Nam Phong
Theo Giáo dục Việt Nam