Cái chết là điều không thể tránh khỏi đối với mỗi con người, là chuyện hiển nhiên trong cuộc sống, nhưng ở một số nơi trên thế giới, cái chết lại là điều cấm kỵ, thậm chí bị coi là bất hợp pháp.
Cái chết là điều không thể tránh khỏi đối với mỗi con người, là chuyện hiển nhiên trong cuộc sống, nhưng ở một số nơi trên thế giới, cái chết lại là điều cấm kỵ, thậm chí bị coi là bất hợp pháp.
Trên thực tế, đây là thông lệ cổ xưa, xuất hiện từ khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, khi việc một số vùng đất tôn giáo linh thiêng ở đảo Delos của Hy Lạp không cho phép bất kỳ ai qua đời ở đó. Mỗi nơi lại có lý do khác nhau để thực hiện thông lệ kỳ lạ này, có thể là niềm tin tôn giáo hay những nhân tố môi trường.
Itsukushima, Nhật Bản
Theo niềm tin của đạo Shinto tại Nhật Bản, hòn đảo Itsukushima là một nơi thiêng liêng. Việc thanh tẩy và duy trì độ tinh khiết cho hòn đảo thu hút sự quan tâm của nhiều người. Những nhà quản lý đã làm việc vất vả để đảm bảo rằng không có bất kỳ ca tử vong nào xảy ra. Kể từ năm 1878 đến nay, cái chết không xuất hiện trên đảo Itsukushima.
Cuộc chiến duy nhất diễn ra trên hòn đảo này vào năm 1555, cuộc chiến Miyajima nhằm đoạt quyền lực từ tay nhà Ouchi, hòn đảo Itsukushima mới có rất nhiều người chết. Tuy nhiên, ngay sau khi chiếm được đảo vị chỉ huy cũng đã ra lệnh cho thuộc hạ của mình phải rời đảo và vào đất liền ngay lập tức.
Toàn bộ hòn đảo sau đó cũng được tẩy sạch bằng cách đem những chỗ đất có dính máu bỏ xuống biển, xác chết thì được đem vào đất liền, còn các tòa nhà thì được cọ rửa mới hoàn toàn.
Hiện nay, mỗi khi có ai sắp từ trần, người quản lý tại đây đều đưa họ lên đất liền, nhằm đảm bảo sự tinh khiết thuần túy cho hòn đảo.
Longyearbyen, Na Uy
Tương tự hòn đảo trên, thị trấn phía Bắc Longyearbyen ở quần đảo Svalbard của Na Uy cũng ra lệnh cấm tử vì lý do liên quan đến vấn đề môi trường, sau khi các nhà khoa học tìm thấy virus cúm còn nguyên vẹn trong xác một người đàn ông chết trong đại dịch năm 1917.
Cả thị trấn có một nghĩa địa nhỏ nhưng nó đã không cho phép an táng từ cách đây 70 năm. Hiện nay, những người bị bệnh nặng hoặc đang cận kề với cái chết sẽ được đưa tới một nơi khác tại Na Uy bằng máy bay hoặc tàu biển và sống những ngày cuối cùng của cuộc đời tại nơi xa lạ ấy.
Falciano del Massico, Italy
Trường hợp tại thị trấn nhỏ Falciano del Massico ở miền Nam Italy thì hoàn toàn khác. Mọi người không được phép chết, không phải vì môi trường hoặc tín ngưỡng tôn giáo, mà đơn giản chỉ vì không còn đất trống nào dành cho người chết.
Do đó, thị trưởng tại đây đã ban hành một quy định yêu cầu người dân phải "giữ lại mạng sống của mình" trước khi chính quyền tìm được nơi xây dựng nghĩa trang mới. Nếu trái lệnh, người dân buộc phải tìm một nơi khác để yên nghỉ.
Sarpourenx, Pháp
Một sắc lệnh cấm người dân đi vào cõi chết cũng được thị trưởng Sarpourenx ban hành. Đây là một thị trấn đẹp như tranh vẽ nằm ở phía Tây Nam của nước Pháp.
Tuy nhiên, cách đây vài năm, tòa án Pháp từ chối cấp phép mở rộng nghĩa địa hiện tại của thị trấn và sau đó, thị trưởng Gerard Lalanne buộc phải cấm chết tại làng và còn phạt thật nặng những ai dám trái lệnh. Quyết định của thị trưởng khiến người dân nơi đây tỏ ra hoang mang. Dù chưa biết hình phạt được nhấn mạnh là “thật nặng” sẽ như thế nào nhưng để chắc ăn, người dân ở đây đã chọn giải pháp là tìm một nơi khác để chôn cất người thân của mình.
Theo Datviet