Sự kiện hot
khoảng 1 năm trước

Lễ hội cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 6

Tối 24/11, Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 6, năm 2023 chính thức khai mạc tại khu vực công viên Trần Phú (TP Hà Tĩnh).

Lễ hội cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 6

Lễ hội cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 6 nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh thương hiệu, chất lượng ngon nổi tiếng của cam Hà Tĩnh và các sản phẩm đặc sản của tỉnh đến với người dân trong và ngoài tỉnh.

Lễ hội cam năm nay thu hút sự tham gia của 13 địa phương và 7 đơn vị các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, với 100 gian hàng. Trong đó, có nhiều địa phương có số lượng gian hàng lớn như: Thạch Hà 10 gian, Hương Sơn 10 gian, Cẩm Xuyên 8 gian, Can Lộc 6 gian... Lễ hội diễn ra từ ngày 24 – 26/11 tại khu vực công viên Trần Phú, TP Hà Tĩnh.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh

Thông qua lễ hội, tạo mối liên kết chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, phát triển sản phẩm bền vững, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giá cả hàng hóa, thúc đẩy phát triển sản xuất góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân trong việc bảo vệ và phát triển thương hiệu hàng hóa; quảng bá sâu rộng về xuất xứ địa lý, thương hiệu cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh gắn với công tác quản lý chất lượng, thương hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết: Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 6 này được tỉnh Hà Tĩnh kết hợp với Lễ tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp tỉnh năm 2023 là sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng, nhằm kích cầu tiêu dùng đồng thời quảng bá thương hiệu cam, cũng như các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Đại biểu tham quan các gian hàng

Hiện nay, tổng diện tích cam trên địa bàn toàn tỉnh đạt trên 7.200 ha, trong đó diện tích cho quả đạt trên 6.100 ha với năng suất khoảng 110 tạ/ha. Tổng sản lượng năm 2023 đạt gần 68.000 tấn/năm.

Thời gian qua, tỉnh đã triển khai đồng bộ các cơ chế chính sách, chú trọng áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và hữu cơ để mở rộng diện tích, tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Đến nay, đã có 130 cơ sở sản xuất cam được cấp chứng nhận VietGAP cho diện tích 762 ha; diện tích cây trồng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ là 70,8 ha.

Đông đảo người dân tham quan và mua sắm tại các gian hàng

Xác định chuyển đổi số là một trong những bước đi quan trọng nhằm gia tăng giá trị trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh đã chỉ đạo xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc cây cam Hà Tĩnh tại địa chỉ https://camhatinh.gov.vn để minh bạch thông tin đến người tiêu dùng.

Bên cạnh các sản phẩm đặc trưng của tỉnh, năm nay lễ hội còn có những gian hàng của siêu thị Co.opmart Hà Tĩnh giới thiệu hàng Việt, góp phần lan tỏa cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và gian hàng của Sở TT&TT giới thiệu các sản phẩm chuyển đổi số.

Bên cạnh các sản phẩm đặc trưng của tỉnh, năm nay lễ hội còn có những gian hàng của siêu thị Co.opmart Hà Tĩnh giới thiệu hàng Việt.

Triển khai chương trình OCOP và chương trình khuyến công, đến nay, nhiều sản phẩm của tỉnh không ngừng hoàn thiện chất lượng, mẫu mã, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Toàn tỉnh hiện có 239 sản phẩm OCOP 3 sao trở lên; 166 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, 38 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực và 13 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia.

Thông qua lễ hội, tạo mối liên kết chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, phát triển sản phẩm bền vững.

Các đặc sản này có sức tiêu thụ lớn ở thị trường trong và ngoài tỉnh như nước mắm, hải sản khô, trà gạo lứt, gạo, nấm tươi, miến gạo, rượu sim, bánh ram, yến sào, sứa...

Tôn vinh 40 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023.

Tại chương trình, UBND tỉnh đã trao chứng nhận, tôn vinh 40 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023 của 35 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh.

Hoài Thanh

Theo KT&ĐU

Từ khóa: