Sự kiện hot
khoảng 1 tuần trước

Lễ hội truyền thống làng Hội Phụ: Linh thiêng, hướng về cội nguồn

Hàng năm, cứ đến ngày sinh của tướng Đào Kỳ (15 tháng 03 âm lịch), cán bộ và nhân dân làng Hội Phụ (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội) lại long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống và rước Ngài xuống Lăng hàng tổng ở thôn Phúc Thọ (xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội).

Trong ba ngày 10/4 - 12/4 (tức ngày mùng 13 - 15/3 năm Ất Tỵ) xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội) tổ chức Lễ hội truyền thống Di tích lịch sử văn hóa cấp Bộ Đình - Đền Hội Phụ năm Ất Tỵ 2025.

Trong ba ngày 10/4 - 12/4 (tức ngày mùng 13 - 15/3 năm Ất Tỵ) xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội) tổ chức Lễ hội truyền thống Di tích lịch sử văn hóa cấp Bộ Đình - Đền Hội Phụ năm Ất Tỵ 2025.

Lễ hội thôn Hội Phụ là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của người dân làng Hội Phụ, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Chương trình lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 10 tháng 4  đến ngày 12 tháng 4 năm 2025 (tức ngày 13 tháng 3 đến ngày 15 tháng 3 năm  Ất Tỵ). Lễ hội không chỉ mang đậm giá trị văn hóa, tín ngưỡng mà còn phản ánh đời sống, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư.

Lễ hội là dịp để người dân trong làng, các vùng lân cận và du khách thập phương tụ hội, tham gia các hoạt động văn hóa đặc sắc, đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, của dân tộc. Lễ hội là tượng trưng của giao lưu văn hóa của cả một vùng Tổng Cói rộng lớn xưa đã hội tụ đoàn kết. Lễ hội chính được tổ chức 5 năm một lần.

Theo tài liệu ghi chép, ông Đào Kỳ cùng với bà Phương Dung là hai vị tướng tài của Hai Bà Trưng trong buổi đầu giữ nước giành độc lập tự chủ cho non sông đất Việt. Đền Hội Phụ là di tích lịch sử tín ngưỡng thờ phụng hai ông, bà. Công trạng được lưu danh hậu thế qua truyền tích dân gian và nguồn sử liệu chữ Hán còn lưu giữ tại Đền.

Theo đó, vào đầu Công nguyên nước ta bị ách đô hộ của nhà Hán, nhân dân vô cùng cực khổ, chính sách tham tàn của Tô Định làm người dân điêu đứng. Lúc đó có hai ông bà Đào Minh và Trần Thị Tế từ vùng Cửu Chân nay là Thanh Hóa tới Cối Giang vùng Đông Ngàn sinh sống. Tại đây ông bà sinh một người con trai đặt tên là Đào Kỳ, lớn lên học giỏi lại có tài võ nghệ. Cùng thời gian đó ở huyện Lương Tài, trang Vĩnh Tế, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc có gia đình ông Nguyễn Trát, vợ là Trương Thị Nghĩa sinh được 3 người con trai và 1 người con gái là Phương Dung đoan trang, ngoan nết lại văn võ song toàn. Hai người gặp nhau, mến nhau vì đức, trọng nhau vì tài, hai người đã kết dải đồng tâm, cùng nhau chung sức mưu toan trả thù nhà đền nợ nước. Khi Hai Bà Trưng khởi binh, hai vợ chồng Đào Kỳ - Phương Dung đã đem hơn 100 người nhà đến yết kiến và gia nhập nghĩa quân, họ cùng đại binh đánh đuổi Tô Định giành thắng lợi.

Lễ hội truyền thống làng Hội Phụ: Linh thiêng, hướng về cội nguồn - Ảnh 1

Một số nghi thức tế lễ.

Một số nghi thức tế lễ.

Đại biểu và bà con nhân dân dâng hương tại Lễ hội.

Đại biểu và bà con nhân dân dâng hương tại Lễ hội.

Anh Phạm Quang Nghị, người con thôn Hội Phụ (hiện sinh sống và làm việc 10 năm bên Úc) về dự Lễ hội truyền thống làng, phấn khởi chia sẻ: "Mình hiện sinh sống và làm việc bên nước ngoài lâu năm, hằng năm cứ đến dịp Lễ hội cả gia đình mình về tham dự rât vui vì được về quê hương tham dự Lễ hội với ý nghĩa đạo lý truyền thống "Uống nước nhớ nguồn".

Anh Phạm Quang Nghị, người con thôn Hội Phụ (hiện sinh sống và làm việc 10 năm bên Úc) về dự Lễ hội truyền thống làng, phấn khởi chia sẻ: "Mình hiện sinh sống và làm việc bên nước ngoài lâu năm, hằng năm cứ đến dịp Lễ hội cả gia đình mình về tham dự rât vui vì được về quê hương tham dự Lễ hội với ý nghĩa đạo lý truyền thống "Uống nước nhớ nguồn".

Đất nước thái bình, Trưng Vương cử họ về trông nom vùng đất Đông Ngàn. Ba năm sau, Mã Viện sang xâm lược nước ta, hai vợ chồng ông bà cùng nhiều tướng khác được cử đến Lạng Sơn chống giữ. Thế giặc mạnh, Hai Bà hy sinh, vợ chồng Đào Kỳ lạc nhau, Đào Kỳ bị một vết chém ở cổ nhưng vẫn ôm đầu chạy về Cối Giang qua vùng Cổ Loa rồi ông kiệt sức ngã xuống, mối đùn thành một ngôi mộ.

Phương Dung sau cũng thoát được vòng vây trở về Đông Ngàn qua Cổ Loa thấy ngôi mộ mối đùn lên, hỏi thăm bà lão hàng nước bên đường mới biết chồng mình, bèn rút gươm tự vẫn. Sau mối lại đùn lên thành mộ sóng đôi với Đào Kỳ.

Lễ hội truyền thống làng Hội Phụ: Linh thiêng, hướng về cội nguồn - Ảnh 2

Lễ hội truyền thống làng Hội Phụ: Linh thiêng, hướng về cội nguồn - Ảnh 3

Lễ hội truyền thống làng Hội Phụ: Linh thiêng, hướng về cội nguồn - Ảnh 4

Lễ hội truyền thống làng Hội Phụ: Linh thiêng, hướng về cội nguồn - Ảnh 5

Lễ hội truyền thống làng Hội Phụ: Linh thiêng, hướng về cội nguồn - Ảnh 6

Lễ hội truyền thống làng Hội Phụ: Linh thiêng, hướng về cội nguồn - Ảnh 7

Lễ hội truyền thống làng Hội Phụ: Linh thiêng, hướng về cội nguồn - Ảnh 8

Lễ hội truyền thống làng Hội Phụ: Linh thiêng, hướng về cội nguồn - Ảnh 9

Lễ hội truyền thống làng Hội Phụ: Linh thiêng, hướng về cội nguồn - Ảnh 10

Lễ hội truyền thống làng Hội Phụ: Linh thiêng, hướng về cội nguồn - Ảnh 11

Một số hình ảnh của Lễ hội.

Một số hình ảnh của Lễ hội.

ĐỨC THỌ

Theo KTDU 

Từ khóa: