Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, việc “sống chung” với những tin đồn nhạy cảm như trên đối với ngành tài chính là điều bắt buộc. Lãnh đạo ngân hàng cũng như khách hàng cần xem xét động thái thật kỹ trước khi chạy theo tâm lý đám đông áo ạt bán tháo cổ phiếu.
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, việc “sống chung” với những tin đồn nhạy cảm như trên đối với ngành tài chính là điều bắt buộc. Lãnh đạo ngân hàng cũng như khách hàng cần xem xét động thái thật kỹ trước khi chạy theo tâm lý đám đông áo ạt bán tháo cổ phiếu.
Ngày 21/2 vừa qua thị trường chứng khoán chứng kiến hàng chục nghìn tỷ đồng không cánh mà bay vì những tin đồn thất thiệt. Tin đồn Chủ tịch HĐQT BIDV Trần Bắc Hà bị bắt xuất hiện trên thị trường gây xác trộn mạnh mẽ đến diễn biến giá vàng, đôla, chứng khoán.
Tin đồn này khiến thị trường chứng khoán chứng kiến những phiên giảm kỷ lục ngày 21/2, khi VN-Index giảm 18 điểm, mức giảm lớn nhất 6 tháng và HNX-Index giảm 5,3%, mức giảm lớn nhất 2 năm. Giao dịch toàn thị trường đạt 255 triệu cổ phiếu, giá trị 2.800 tỷ đồng, lớn gấp rưỡi so với phiên trước và lên cao nhất kể từ ngày 9/1.
Ngay sau đó, ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chủ nhân bị những tin đồn bị bắt đã phải đăng đàn báo chí để xưng danh và khẳng định mình vẫn tự do nhằm trấn an dư luận và ổn định thị trường.
Ông Trần Bắc Hà đã phải lên tiếng phủ nhận tin đồn thất thiệt về mình
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng, đầu năm, thông thường đầu năm bao giờ cũng là thời điểm nhạy cảm, là dịp để các tin đồn phát tác. Trong thời đại bùng nổ thông tin, chuyện có những tin đồn là không thể tránh khỏi. Với những dạng tin đồn như thế này người dân nên bình tĩnh thay vì theo tâm lý đám đông bán tháo cổ phiếu hay ồ ạt rút tiền.
Những tin đồn thất thiệt không phải hiếm trong nhành ngân hàng tài chính. Ông dẫn chứng câu chuyện xảy ra làm náo động cả nước hồi tháng 10/2003 là Tổng Giám đốc ACB bỏ trốn sang Mỹ khiến lượng người kéo đến rút tiền tại ACB tăng vọt, tập trung chủ yếu ở hội sở trên đường Nguyễn Thị Minh Khai và chi nhánh tại 30 Mạc Đĩnh Chi (quận 1, TP. HCM). Do lượng người đến quá đông, buộc ACB phải cho bốc số thứ tự để rút tiền. Người chờ càng đông, tụ tập trước NH, tràn xuống cả lòng đường càng làm cho tin đồn loan nhanh hơn.
Lãnh đạo NH Nhà nước TP.HCM, lãnh đạo một số NH cổ phần cũng đã có mặt để giúp ACB giải quyết các yêu cầu chi trả của khách hàng. Cả ngàn tờ thông báo của NH Nhà nước đã được photo phát đến mọi người có mặt tại NH. Hàng ngàn tờ photo có hình lãnh đạo ACB đã được phát đến tay người gửi tiền. Và chính TGĐ của Ngân hàng ACB đã phải đeo biển dán ảnh xuất hiện tại quầy rút tiền để xưng danh tôi vẫn còn ở đây. Đồng thời, NH Nhà nước ngay sau đó đã bác bỏ tin đồn và cung cấp thanh khoản cho tất cả hệ thống ngân hàng và ACB, trấn an dư luận.
Cũng theo ông Hiếu, việc “sống chung” với những tin đồn nhạy cảm như trên đối với ngành tài chính là điều bắt buộc. Có những tin đồn thất thiệt nhưng cũng có những tin đồn báo hiệu một điều xấu sắp xảy ra nên cả lãnh đạo ngân hàng cũng như khách hàng cần xem xét động thái thật kỹ trước khi chạy theo tâm lý đám đông áo ạt bán tháo cổ phiếu.
Trong giới tài chính ngân hàng, ông Hiếu cho rằng từ trước đến nay có những tin đồn hoàn toàn bịa đặt nhưng cũng có những tin đồn xảy ra trước và sự thật tin đồn ấy lại là đúng. Những kẻ tung tin đồn thất thiệt đã trục lợi hàng trăm tỷ đồng còn những người bị gán với tin đồn luôn gánh vác hậu quả nặng nề. Người dân bán tháo cổ phiếu và ồ ạt rút tiền cũng chịu tổn thất lớn vì bán giá rẻ. Khi rút tiền chưa đến kỳ hạn khách hàng sẽ bị phạt không được nhận lãi suất.
TS Nguyễn Trí Hiếu khẳng định để xảy ra những tin đồn như vậy “tôi xin đưa ra nhận xét, để cùng trao đổi, suy ngẫm về vấn đề đạo đức kinh doanh tiền tệ và đạo đức trong xã hội Việt Nam”. Các cơ quan chức năng cần vào cuộc nhanh chóng để tìm ra kẻ đã gây những tin đồn thất thiệt nhằm chuộc lợi cá nhân mình. Đây là một tin đồn thất thiệt có tính chất phá hoại an ninh tiền tệ và an ninh kinh tế, làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị
Cũng giống như sự việc của Ngân hàng ACB 10 năm trước, ông Trần Bắc Hà cũng phải đứng lên thông báo rằng tôi vẫn còn tự do giống như ông Phạm Văn Thiệt đứng trước toàn khách hàng khẳng định mình vẫn ở đây không bỏ trốn.
theo GDVN