Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất của Việt Nam mong muốn được bán hàng nhanh chóng và dễ dàng. Lợi dụng tâm lý này, một số nhóm lừa đảo đến từ các thị trường mới như Tây Phi, Trung Đông và Tây Á đã gây ra hàng loạt vụ lừa đảo thương mại.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất của Việt Nam mong muốn được bán hàng nhanh chóng và dễ dàng. Lợi dụng tâm lý này, một số nhóm lừa đảo đến từ các thị trường mới như Tây Phi, Trung Đông và Tây Á đã gây ra hàng loạt vụ lừa đảo thương mại.
Thủ đoạn chủ yếu của những đối tượng này là đưa ra những đơn hàng hấp dẫn cả về số lượng và trị giá lên tới hàng chục triệu đô-la Mỹ cùng với phương thức thanh toán hết sức thuận tiện để DN Việt Nam thấy món lời lớn mà mất cảnh giác. Mới đây, một công ty xi măng của nước ta nhận được một đơn hàng qua mạng internet từ tổ chức có tên Ủy ban Phát triển vùng châu thổ sông Niger - NDDC đặt mua 350.000 tấn xi măng. Sau đó, lấy lý do chuyển tiền về Việt Nam khó khăn, phía NDDC đề nghị công ty xi-măng chuyển trước 12.000 đô-la Mỹ để họ làm các thủ tục.
Tuy nhiên, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nigeria xác định, đây là một trong rất nhiều vụ lừa đảo qua internet mà doanh nghiệp Việt Nam từng mắc phải. Ông Tạ Hữu Thịnh - Tham tán Thương mại tại Nigeria: “Họ đưa tin: chúng tôi tổ chức một buổi đấu thầu cung cấp 100.000 bếp gas, chúng tôi đã lựa chọn sản phẩm của quý công ty. Để được ký hợp đồng thì quý công ty cử người sang công chứng tại tòa án tối cao tại Nigeria hoặc nhờ đại diện của Việt Nam tại cơ quan ngoại giao để nhận hợp đồng. Đó là bước thứ nhất. Hôm sau họ điện nói nếu không sang được thì chuyển cho họ vài trăm USD vào tài khoản”.
Cho dù tinh vi đến đâu thì bọn lừa đảo thương mại cũng có những dấu hiệu bất thường. Tiếc là vẫn có những trường hợp DN vội vàng, muốn bán hàng, chưa xác minh rõ DN đối tác mà đã vội giao dịch nên bị thiệt hại từ vài trăm USD đến hàng chục ngàn USD. Ông Lý Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á - Nam Á: “Để làm ăn lâu dài, DN Việt Nam phải căn cứ vào thói quen, tập quán kinh doanh của người châu Phi cũng như Trung Đông là họ bao giờ cũng gặp trực tiếp đối tác và nhìn trực tiếp đối với sản phẩm họ mua. Để được điều đó thì chúng ta phải tham gia hội chợ triển lãm của nước sở tại, thông qua các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia”.
Nhiều DN sản xuất xi măng đang gặp khó khăn từ thị trường trong nước, nay phải
ối mặt với các đơn hàng “ảo” từ nước ngoài.
Theo thống kê từ Bộ Công Thương, từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu của DN Việt Nam sang khu vực này tăng từ 31% đến gần 200% so với cùng kỳ. Thị trường khu vực này rất tiềm năng và phù hợp với hàng hóa Việt Nam. Nhưng DN Việt Nam cũng là đối tượng mà các nhóm lừa đảo nhắm đến. Vụ Thị trường khu vực này cũng cảnh báo, thủ đoạn lừa đảo thông qua internet khá phổ biến, đối tượng lừa đảo có thể làm giả tất cả các loại giấy tờ để qua mặt các DN Việt Nam nên khi làm ăn với các DN ở thị trường này, chúng ta cần xác minh rõ danh tính đối tác, tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp luật của cả 2 nước.
Theo thống kê sơ bộ của Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á – Nam Á, từ năm 2011 đến nay, có khoảng 70 lá thư của các DN Việt Nam nhờ các thương vụ trong khu vực này xác minh danh tính đối tác. Kết quả xác minh, 100% trường hợp này đều là lừa đảo. Nhưng, nhờ được cảnh báo kịp thời nên tất cả các DN này đều thoát bẫy lừa.
Theo SKDS