Sự kiện hot
13 năm trước

Mark Zuckerberg và những lần "chết hụt" với Facebook

Khi cổ phiếu của Facebook bắt đầu được phát hành ra công chúng vào tháng 5 tới, Mark Zuckerberg sẽ có tài sản trị giá tới 25 tỷ USD. Ít ai biết rằng Zuckerberg đã phải trải qua nhiều lần “chết hụt” để có được thành quả như ngày hôm nay.

Khi cổ phiếu của Facebook bắt đầu được phát hành ra công chúng vào tháng 5 tới, Mark Zuckerberg sẽ có tài sản trị giá tới 25 tỷ USD. Ít ai biết rằng Zuckerberg đã phải trải qua nhiều lần “chết hụt” để có được thành quả như ngày hôm nay.

1. Suýt bị bắn ở trạm xăng

Đầu năm 2005, sau khi được ký giấy tờ nhận tiền đầu tư mạo hiểm 12,7 triệu USD để khởi nghiệp, Zuckerberg tới khu vực East Bay thuộc bang California để ăn mừng với bạn bè, anh ghé trạm xăng để nạp nhiên liệu. Khi Zuckerberg ra khỏi xe để đổ xăng, một người đàn ông từ trong bóng tối xuất hiện, trên tay cầm khẩu súng và hướng về phía Zuckerberg. May mắn thay anh không nói gì, trở lại xe và phóng đi một cách an toàn.

2. Zuckerberg thuê nhầm người điều hành

Ban điều hành mà Zuckerberg đã thuê trước đó, bao gồm cả Owen Van Natta, người đã từng làm việc cho Amazon có ý định bán Facebook với giá khoảng vài trăm triệu USD. May mắn thay là Zuckerberg đã nhận thấy vấn đề và sa thải tất cả bọn họ, sau đó thuê Sheryl Sandberg một người kiên nhẫn hơn để giúp Facebook thành công như ngày hôm nay.

Nếu như Zuckerberg không làm như vậy, rất có thể anh sẽ phải chiến đấu với ban điều hành trong nhiều năm nữa; và ở độ tuổi 20 của mình, rất có thể Zuckerberg sẽ bị gạt sang một bên và bị đẩy ra khỏi công ty giống như hội đồng quản trị của Apple đã làm với Steve Jobs trước đây.

3. Chê người dùng trong một tin nhắn với một người bạn

Khi 19 tuổi, Zuckerberg chê người sử dụng vì họ đã chia sẻ thông tin cá nhân với mình. Cũng may là tin nhắn này bị rỏ rỉ vài năm sau đó khi Facebook đã có một chỗ đứng khá vững chắc đối với người dùng; nếu không Facebook sẽ sớm bị “chết yểu” khi người dùng dừng chia sẻ thông tin của họ lên trang này.

4. Eduardo Saverin lười và không phải là một nhân viên tốt

Trở lại năm 2003, Zuckerberg nhận ra rằng anh cần tiền để trả cho những người phục vụ cho dự án mà anh đang thực hiện khi còn là sinh viên tại Harvard, Zuckerberg đã nhờ một người bạn rất giàu có tên là Eduardo giúp đỡ.

Eduardo muốn có một vị trí thực sự đối với Facebook và Zuckerberg đã đồng ý. Đây là một sai lầm lớn. Trong suốt mùa hè khi mà Facebook đang miệt mài khởi động, Eduardo đã quay trở lại tiệc tùng ở New York. Anh ta thậm chí còn sử dụng không gian quảng cáo của Facebook để quảng cáo riêng cho mình. Zuckerberg sau đó đã đẩy Eduarco ra khỏi công ty, Saverin đã kiện và đòi bồi thường một khoản tiền lớn là 5 tỷ USD. Nhưng may mắn cho Zuckerberg là đề nghị của Saverin đã không được tòa chấp thuận.

5. Nóng giận với người dùng

Năm 2006, Facebook đã tung ra tính năng News Feed, cập nhật cho người dùng về những hoạt động của bạn bè trên Facebook.

Đây là một phần rất quan trọng của Facebook ngày hôm nay, nhưng tại thời điểm đó người dùng không thích tính năng này, rất nhiều người đã tụ tập nhau lại để phản đối. Zuckerberg đã phản ứng với họ bằng một bài đăng trên blog rằng: “Hãy bình tĩnh. Thở đi. Chúng tôi nghe bạn”. Đây là phản ứng được cho là rất mất lịch sự ở các nước phương Tây. May là người phụ trách PR - Brandee Barker sau đó đã thuyết phục Zuckerberg nên phản ứng một cách hợp lý hơn.

Nếu như mọi chuyện vẫn tiếp tục như vậy thì sẽ chẳng ai còn dùng dịch vụ của một người bảo họ “bình tĩnh lại”. Sẽ có hàng loạt người dùng từ bỏ Facebook.

6. Tấn công tờ nhật báo Harvard Crimson của sinh viên Harvard

Khi Harvard Crimson đang mở cuộc điều tra cáo buộc của anh em nhà Winklevosses về chuyện Zuckerberg đã đánh cắp ý tưởng thành lập Facebook, Zuckerberg đã rất tức giận và hack vào cơ sở dữ liệu email của Crimson nhằm tìm đọc những bài trao đổi của điều tra viên. Mark còn tải một trong số những mail này về và gửi chúng cho bạn bè. Nếu như một trong những người bạn tố cáo hành vi của Mark, rất có thể anh ta sẽ bị đuổi khỏi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh tiếng và khả năng tồn tại của Facebook khi mới được vài thàng tuổi.

7. Zuckerberg không muốn cho người dùng tải ảnh lên và chia sẻ với bạn bè

Ban đầu Zuckerberg không muốn cung cấp tính năng chia sẻ hình ảnh trên Facebook hay không muốn Facebook là một trang chia sẻ hình ảnh. Song Sean Parker, người đã làm việc cho Facebook từ những ngày đầu đã thuyết phục Zuckerberg thành công. Nếu thiếu vắng tính năng chia sẻ hình ảnh, Facebook vẫn là một trang web được yêu thích trong cộng đồng sinh viên, nhưng sẽ khó có thể trở thành một trang xã hội được yêu thích trên toàn cầu như hiện nay.

8. Zuckerberg muốn từ bỏ Facebook và thành lập một công ty khác

Trong suốt những năm đầu tiên của Facebook, thậm chí là khi trang mạng xã hội này đã có hàng triệu người dùng, Zuckerberg vẫn chỉ muốn sử dụng nó để thành lập một công ty thứ 2, một trang chuyên chia sẻ tệp tin Wirehog. Và cũng chính Sean Parker đã thuyết phục và cho rằng đây là một ý tưởng tồi. Rất may là Zuckerberg đã nghe theo lời khuyên đó, nếu không rất có thể anh đã bán Facebook cho Google hày Friendster và trở thành người sáng lập thất bại của Wirehog.

9. Zuckerberg đồng ý bán Facebook cho Yahoo

Thực ra, Zuckerberg đã đồng ý bán Facebook cho Yahoo với giá 1,1 tỷ USD. Giám đốc điều hành của Yahoo khi đó là Terry Semel đã ngừng thương vụ này vào phút cuối vì kết quả kinh doanh theo quý của Yahoo lúc đó quá thấp. Nếu Semel sẵn sàng mua Facebook với chỉ 1 tỷ USD thì rất có thể Facebook sẽ có cùng chung số phận bị đình trệ hay bị đóng cửa như Flickr hay Geocities, hai công ty đã được Yahoo mua trước đó.

10. Zuckerberg để cho Winklevosses một nửa Facebook

Sau khi Facebook được thành lập, cặp song sinh nhà Winklevosses đã khởi kiện Zuckerberg vì ăn cắp ý tưởng. Luật sư của Zuckerberg đã đề nghị 2 anh em nhà này lấy 50% cổ phần của Facebook để dừng vụ kiện, nhưng họ đã rất tức giận và không đồng ý. Nếu như họ đồng ý Zuckerberg có thể sẽ mất hứng thú với Facebook và chuyển sang dự án khác.

Thật may mắn, Facebook đã vượt qua được những lần “bước hụt” đó và trở thành một mạng xã hội toàn cầu như hiện nay.

Theo Vietnamnet

Từ khóa: