Vỡ mộng trước các sản phẩm đầu tư và lợi nhuận, lòng tin đối với các ngân hàng và chủ ngân hàng tư nhân của người giàu châu Á đã sụt giảm rất nhiều kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Đó chính là lý do vì sao một loạt các triệu phú trong khu vực quyết định rút tiền khỏi ngân hàng để tự quản lý.
Vỡ mộng trước các sản phẩm đầu tư và lợi nhuận, lòng tin đối với các ngân hàng và chủ ngân hàng tư nhân của người giàu châu Á đã sụt giảm rất nhiều kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Đó chính là lý do vì sao một loạt các triệu phú trong khu vực quyết định rút tiền khỏi ngân hàng để tự quản lý.
Lòng tin không còn nguyên vẹn
Clinton Ang, cháu trai của một thương nhân người Trung Quốc di cư tới Singapore đã lâu đang tự quản lý khối tài sản 80 triệu USD của chính mình và ba người anh em khác.
Điều này đã khiến ông trở thành tâm điểm chú ý đối với các nhà quản lý tài sản tại Singapore, thủ đô ngân hàng tư nhân của châu Á.
Clinton Ang năm nay 39 tuổi, đang là Giám đốc điều hành của Hock Tong Bee Pte, công ty được phát triển từ cơ sở kinh doanh của ông nội ông và đang cung cấp thương hiệu rượu 6.000 USD Grand Cru. Ông này đã quyết định hủy dịch vụ với hai chủ ngân hàng và quyết định tự quản lý tài sản cho chính mình.
“Tôi vẫn rất sẵn sàng sử dụng dịch vụ quản lý tài sản với các ngân hàng tư nhân nhưng tôi muốn họ phải thật xứng đáng. Hiện chúng tôi cảm thấy mình có thể làm việc đó tốt hơn”, ông Ang nói. Doanh nhân này đã cắt giảm lượng tài sản của mình tại các các tổ chức quản lý tài sản chuyên nghiệp xuống dưới 5% so với mức 25% cách đây 3 năm.
Vỡ mộng trước các sản phẩm đầu tư và lợi nhuận đã khiến cho nhiều triệu phú châu Á
chọn giải pháp gia tăng sự tự kiểm soát tài sản.
Theo báo cáo của tập đoàn tư vấn Boston Consulting Group (BCG), hiện các nhà điều hành tại Credit Suisse Group, Citigroup và các ngân hàng khác tại châu Á chỉ có quyền tự quyết định 4% lượng tài sản mà họ quản lý, giảm từ 7% vào năm 2006. Tại châu Âu hiện là 23%, tăng từ mức 18% so với 6 năm trước.
“Lòng tin đối với các ngân hàng và chủ ngân hàng tư nhân của người giàu châu Á đã sụt giảm rất nhiều kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008”, ông Peter Damisch, đối tác, giám đốc quản lý của BCG cho biết. .
Lợi nhuận sụt giảm
Đối với các tổ chức quản lý tài sản từng đặt cược lớn vào chiến lược mở rộng hoạt động sang châu Á thì quyết định trên của các triệu phú đã khiến lợi nhuận của họ giảm đi trông thấy mặc dù tổng khối lượng tài sản quản lý tăng.
Lượng tài sản tại ngân hàng tư nhân khu vực châu Á Thái Bình Dương thuộc tập đoàn HSBC năm 2011 đã tăng 25% so với 4 năm trước đó nhưng lợi nhuận mà họ thu được lại thấp hơn năm 2007. Năm 2007 lợi nhuận đạt được là 748 triệu USD trên tổng khối lượng tài sản 26,7 tỷ USD. Trong khi đó năm 2011 lợi nhuận chỉ là 712 triệu mặc dù khối lượng tài sản lại tăng lên 33,5 tỷ USD.
Điều này có nghĩa tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản mà ngân hàng đạt được đã giảm 25% kể từ năm 2007.
Theo ước tính của tập đoàn BCG, lợi nhuận trên tài sản của các ngân hàng tư nhân châu Á vào năm ngoái đạt 65 điểm thấp hơn so với 73 điểm tại châu Âu
Thêm vào đó, lợi nhuận của các tổ chức tài chính tư nhân này đang bị đe dọa khi họ đang phải đối mặt với rất nhiều đòi hỏi ngày một cao hơn từ khách hàng về nhiều yếu tố như mức phí, định mức đầu tư hay chất lượng đảm bảo
Theo Vietnamnet, Bloomberg