Với tiêu chí ăn dặm không phải là cuộc chiến, chị Phương Quý bước đầu thành công khi em bé sau hơn 1 tháng luôn thích thú với những bữa ăn mẹ nấu.
Chị Ngô Phương Quý ( 27 tuổi, Hà Nội) bắt đầu cho bé Bob ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Điều may mắn là em bé hợp tác ngay từ ngày đầu tiên, bé tỏ ra rất thích thú. Đến nay khi bé Bob đã được 7 tháng 3 ngày tuổi, bé càng tỏ ra yêu thích với thực đơn chị đưa ra và ăn rất tốt.
Chị Phương Quý bên con trai của mình. (Ảnh NVCC)
Sau khi tìm hiểu kỹ các phương pháp ăn dặm, chị Phương Quý đã chọn ăn dặm kiểu Nhật cho bé Bob. Bởi ăn dặm kiểu Nhật bữa ăn của con rất đa dạng và phong phú, đầy đủ các nhóm dinh dưỡng, con không phải ăn mãi 1 món cháo mà được ăn nhiều món, giúp kích thích con ăn ngon miệng hơn.
Không những thế, đây là một phương pháp rất khoa học, bé không chỉ được trải nghiệm hương vị thuần tuý của tất cả các món ăn mà còn có thể học được cách ăn như nhai, nuốt và sử dụng đũa muỗng đúng cách. Quan trọng nhất là bé cảm nhận được niềm vui của việc ăn uống và ngồi yên trên bàn ăn cùng gia đình, không chạy nhảy, chơi đùa hoặc vừa xem tv vừa ăn…
Cho con ăn dặm kiểu Nhật chỉ mất thời gian cuối tuần làm đồ trữ đông cho con dùng cả tuần nên trong tuần không phải lịch kịch làm đồ ăn cho con ăn từng bữa một.
Đặc biệt ăn dặm kiểu Nhật dễ tăng độ thô cho con hơn, lúc mới bắt đầu chị Quý cho ăn cháo tỉ lệ 1:10 rồi tăng dần lên cháo tỉ lệ 1:8 và giờ khi bé ăn dặm được 1 tháng chị tăng lên tỉ lệ 1:7.
Hiện tại bé Bob được 7 tháng 3 ngày tuổi, cứng cáp và rất nhanh nhẹn.
Tuy nhiên, thời gian đầu khi mới cho con ăn dặm chị Phương Quý cũng gặp một chút khó khăn về cách chế biến, trữ đông đồ ăn cho con nhưng may có chị chồng chỉ bảo và học hỏi trên các nhóm ăn dặm, đọc thêm sách nên rút được kinh nghiệm không còn gặp khó khăn gì nữa và rất tự tin trong việc chế biến thực đơn ăn dặm cho con.
Bé Bob được mẹ cho ăn dặm kiểu Nhật. (Ảnh NVCC)
Nói về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, chị Phương Quý nhận thấy ưu điểm của phương pháp này là bé có khả năng ăn thức ăn thô sớm hơn so với bé khác cùng tuổi dùng phương pháp ăn dặm truyền thống. Bé được ăn riêng từng thức ăn sẽ giúp bé làm quen tốt với mùi vị từng loại thực phẩm, không xảy ra tâm lý chán ăn.
Điều quan trọng nhất của ăn dặm kiểu Nhật là : Không gây áp lực, tâm lý sợ hãi ăn uống cho trẻ vì không thúc ép trẻ ăn, tạo cho bé thói quen ngồi ăn ngay từ bé sẽ giúp bé ăn được nhiều hơn, nhanh hơn và tập trung hơn.
Bé Bob luôn hào hứng với những món ăn mẹ nấu.
Chia sẻ bí quyết để giúp con ăn ngoan và hào hứng trước mỗi bữa ăn, chị Phương Quý cho hay: Các mẹ cần lên 1 thực đơn đa dạng cho con ăn, cho bé ăn lúc bé đói, thường là cho ăn khi bé vừa ngủ dạy, buổi sáng ăn lúc 10h, buổi chiều ăn lúc 17h3.
Trước khi bắt đầu ăn mình sẽ nói chuyện với con là hôm nay con sẽ ăn những món nào, rồi lúc đút cho con ăn sẽ nói với con đây là món gì, có màu gì, mùi vị ra sao, nó rất là ngon và tốt cho con.
Đặc biệt, nguyên tắc mình đặt ra cho bé khi ăn dặm là không ép con ăn, bé Bob có những hôm hào hứng ăn hết rất nhanh nhưng cũng có những hôm không, khi bé hét lên hoặc ngậm miệng không muốn ăn nữa mình ngừng ngay, khi mình càng ép thì bé càng sợ và không có hứng thú ăn và nói "không" với điện thoại, ti vi, đồ chơi khi cho con ăn để bé không phụ thuộc vào những cái đó. Và đến bữa ăn là ngồi vào ghế ăn dặm để bé sẽ quen dần với việc ăn là ngồi vào ghế nên rất hào hứng.
Nước dùng dashi nấu từ các loại củ quả. (Ảnh: NVCC)
Để những bữa ăn của con đủ dinh dưỡng, chị Quý luôn đảm bảo có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: nhóm cung cấp bột đường, nhóm cung cấp đạm, nhóm cung cấp chất béo, nhóm cung cấp chất xơ và vitamin. Đối với đồ cấp đông cho con nên hấp lên rồi nghiền hoặc xay ra cho con chứ không nên luộc xong cấp đông, vì luộc xong cấp đông dễ mất chất của thực phẩm và chọn đồ rõ nguồn gốc xuất xứ để chế biến cho con.
Các món ăn được lưu trữ trong khay. (Ảnh NVCC)
Tham khảo thực đơn ăn dặm chị Phương Quý làm cho con:
(Ảnh NVCC)
(Ảnh NVCC)
(Ảnh NVCC)
(Ảnh NVCC)
(Ảnh NVCC)
(Ảnh NVCC)
(Ảnh NVCC)
(Ảnh NVCC)
(Ảnh NVCC)
Ảnh: NVCC
Thanh Thảo
Theo ĐSPL, Vietnammoi