Sự kiện hot
12 năm trước

Mỹ, Đức và Pháp đối phó khủng hoảng nợ châu Âu

Theo hãng AFP/THX, ngày 30/7, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble và người đồng cấp Mỹ Timothy Geithner đã cam kết đối phó trước cuộc khủng hoảng ở châu Âu, đồng thời hối thúc "sự hợp tác và phối hợp quốc tế".

Theo hãng AFP/THX, ngày 30/7, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble và người đồng cấp Mỹ Timothy Geithner đã cam kết đối phó trước cuộc khủng hoảng ở châu Âu, đồng thời hối thúc "sự hợp tác và phối hợp quốc tế".

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Hai bộ trưởng "đã nhấn mạnh sự cần thiết sự hợp tác và phối hợp quốc tế để có được các khoản tài chính công ổn định, giảm sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô toàn cầu, khôi phục tăng trưởng".

Cùng ngày, ông Geithner và Bộ trưởng Tài chính Pháp Pierre Moscovici cũng đã thảo luận về cuộc khủng hoảng nợ công khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) và những nỗ lực nhằm thúc đẩy phục hồi tại khu vực này.

Dự kiến, ông Geithner sẽ còn gặp Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi tại thành phố Frankfurt của Đức.

Thời gian qua, các nền kinh tế lớn bắt đầu “ngấm đòn” bão nợ công. Theo báo cáo “Điều tra Triển vọng toàn cầu” mới nhất của tập đoàn dịch vụ thông tin tài chính toàn cầu Markit, trong tháng 6/2012, chỉ số Nhà quản trị mua sắm (PMI) trong lĩnh vực sản xuất của thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm qua.

Có tới 16 trong tổng số 22 quốc gia được khảo sát, trong đó các nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, ghi nhận sự suy giảm của PMI.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc PMI ở các đầu tàu kinh tế của thế giới đều suy giảm cho thấy cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới khu vực sản xuất ở “lục địa già” mà cũng đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nền kinh tế khác trên thế giới./.

Theo Vietnam+

Từ khóa: