Sự kiện hot
8 năm trước

Năm 2016, tỷ giá USD/VND sẽ tiếp tục suy yếu

Theo nhận định của Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSCB) tại Việt Nam, năm 2016 đồng Việt Nam (VND) sẽ tiếp tục suy yếu.

Tỉ giá USD/VND sẽ đạt mức 23.000 vào cuối năm 2016.

Dân Việt đưa tin, theo dữ liệu mới nhất từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm xuống 29,9 tỷ USD vào tháng 11/2015.

HSBC tính toán: “Chúng tôi ước lượng nguồn dự trữ này đã giảm còn 28,6 tỷ USD hoặc 1,9 tháng nhập khẩu vào cuối năm 2015”.

Dựa vào dữ liệu thương mại sẵn có và danh mục đầu tư, tổ chức này dự đoán nguồn dự trữ có thể được phục hồi và đạt mức 33,9 tỷ USD (tương đương 2,5 tháng nhập khẩu) trong quý I/2016.

“Tuy nhiên, mức này vẫn còn thấp khi đặc biệt lưu ý tới nguy cơ biến động đồng nhân dân tệ có thể một lần nữa xảy ra, tạo thêm áp lực lên VND”, HSBC nhận định.

HSBC cho rằng, VND sẽ tiếp tục suy yếu trong năm 2016 mặc dù ở mức độ kiểm soát được, và tỉ giá USD/VND sẽ đạt mức 23.000 vào cuối năm 2016.

 


Năm 2016 đồng Việt Nam (VND) sẽ tiếp tục suy yếu. (Ảnh minh họa)

 

HSBC cũng  đưa ra nhận định: “Chúng tôi tin rằng những hạn chế cho vay trong lĩnh vực bất động sản và việc NHNN tập trung vào chất lượng tín dụng là một bước đi tích cực. Trong khi đó, kiềm chế cho vay bất động sản và tập trung vào chất lượng tín dụng giúp ngăn chặn những rủi ro mới trong ngành ngân hàng”.

HSBC tỏ quan điểm ủng hộ phương thức thận trọng này của NHNN. Tỷ lệ nợ xấu trên toàn hệ thống đã được cải thiện, từ xấp xỉ 5% trong tháng 9.2012 xuống 2,5% trong tháng 12.2015. Nhưng điều này chủ yếu đạt được nhờ chuyển các khoản cho vay từ các ngân hàng sang Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC).

HSBC phân tích: “Nói cách khác, quá trình xử lý nợ xấu tốn nhiều thời gian, khiến các ngân hàng vẫn phải đối mặt với rủi ro tín dụng. Điều này cam đoan một cách tiếp cận thận trọng với các khoản cho vay mới”,

Lùi  thời điểm tăng mức lãi suất do lạm phát

VOV đưa tin, căn cứ vào triển vọng tăng trưởng yếu hơn cùng với quỹ đạo giá cả hàng hóa toàn cầu ổn định đồng nghĩa với việc lạm phát có thể sẽ duy trì ở mức thấp trong năm 2016, HSBC hạ dự báo CPI toàn phần năm 2016 từ 2,9% xuống 1,6%. Đồng thời, các chuyên gia cũng dời thời điểm kỳ vọng của đợt tăng lãi suất đầu tiên xuống 12 tháng, nghĩa là vào quý III/2017.

Mặc dù không loại trừ khả năng lãi suất có thể bị cắt giảm trong những tháng kế tiếp do lạm phát thấp, HSBC nghĩ cơ hội nới lỏng tiền tệ khá hạn chế. Bởi vì áp lực đối với tài khoản cán cân thanh toán vãng lai và nguy cơ lạm phát cao hơn vào năm 2017.

Dự báo lạm phát toàn phần sẽ tăng lên mức 4% vào cuối nửa đầu năm 2017 và đạt mục tiêu 5% của Chính phủ vào cuối năm 2017.

Tăng trưởng chậm tạo bệ đỡ cho kinh tế vĩ mô

Tin tức trên Thời báo Kinh tế Sài gòn, HSBC cho rằng sự tăng trưởng chậm lại trong thời điểm hiện tại là điểm tích cực, chứng tỏ sự bền vững hơn và tạo điều kiện cho Việt Nam tái xây dựng bệ đỡ cho kinh tế vĩ mô.

việc  tăng trưởng chậm lại sẽ giúp kiềm chế thâm hụt tài khoản vãng lai. Lộ trình chừng mực hơn đối với nhu cầu nội địa cho thấy thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ được thu hẹp lại, bằng 0,7% GDP năm 2016 và 1,3% GDP năm 2017 trong khi con số này ở năm 2015 là 0,3%. Cùng với nguồn FDI thu vào mạnh mẽ và nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài có khả năng chậm lại, cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam trong năm 2016 sẽ được dư dả, tạo điều kiện cho NHNN tăng cường nguồn dự trữ ngoại hối vốn còn quá mỏng.

Thứ hai, những hạn chế cho vay trong lĩnh vực bất động sản và việc NHNN tập trung vào chất lượng tín dụng là một bước đi tích cực giúp ngăn chặn những rủi ro mới trong ngành ngân hàng.

Báo cáo viết: "Chúng tôi ủng hộ phương thức thận trọng này của NHNN. Tỷ lệ nợ xấu trên toàn hệ thống đã được cải thiện, từ xấp xỉ 5% trong tháng 9-2012 xuống 2,5% trong tháng 12-2015. Nhưng điều này chủ yếu đạt được nhờ chuyển các khoản cho vay từ các ngân hàng sang Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC).

Từ khi ra đời vào năm 2013 cho đến cuối năm 2015, VAMC đã mua 11 tỉ đô la Mỹ nợ xấu. Nhưng vào cuối năm ngoái, VAMC chỉ thu hồi được 9% nợ xấu mà đơn vị này đang nắm giữ. Nói cách khác, quá trình xử lý nợ xấu tốn nhiều thời gian, khiến các ngân hàng vẫn phải đối mặt với rủi ro tín dụng. Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận thận trọng với các khoản cho vay mới.

Đức An (tổng hợp)
theo ĐSPL

Từ khóa: