Tin tức về việc các nhà sản xuất tấm năng lượng mặt trời châu Âu đang thúc ép EU áp dụng thuế chống bán phá giá và có thể cả thuế “đối kháng” chống lại sự cạnh tranh từ Trung Quốc đang biến năng lượng tái tạo trở thành một trong những mối đe dọa chính trong trận chiến thương mại quốc tế.
Tin tức về việc các nhà sản xuất tấm năng lượng mặt trời châu Âu đang thúc ép EU áp dụng thuế chống bán phá giá và có thể cả thuế “đối kháng” chống lại sự cạnh tranh từ Trung Quốc đang biến năng lượng tái tạo trở thành một trong những mối đe dọa chính trong trận chiến thương mại quốc tế.
Mối đe dọa chính trong trận chiến thương mại quốc tế
Có một sự cạnh tranh gay gắt cho danh hiệu bất tài (một cách nói hài hước nhất) trong việc hiểu được rằng nền kinh tế toàn cầu liên quan đến các chuỗi cung ứng đa quốc gia phức tạp. Nhưng đối thủ hàng đầu phải kể đến là sự thịnh nộ trong Quốc hội Mỹ khi đồng phục của các đội dự thi Olympics Mỹ được may ở Trung Quốc, bất chấp sự thật rằng những phần có giá trị nhất trong quá trình sản xuất như thiết kế, marketing, nghiên cứu diễn ra tại Mỹ.
Trong khi đó, một loạt các hành động pháp lý dưới hình thức phong tỏa đơn phương đối với nhập khẩu và kiện tụng lên Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), có thể thuyết phục một người quan sát hờ hững rằng một cuộc chiến tranh thương mại đang diễn ra.
Tuy vậy, thực tế tình hình phức tạp hơn nhưng ít đáng lo ngại hơn so với bề ngoài của nó. Chắc chắn có những ví dụ nổi bật về việc hạn chế thương mại một cách sai lầm và các bằng chứng về việc những sự can thiệp như vậy đã gây sóng gió trong chuỗi cung ứng như thế nào. Nhưng với đội ngũ các luật sư thương mại trên chiến tuyến WTO, một lượng lớn các cuộc kiện tụng đã diễn ra thực tế là nhằm vào việc ngăn chặn những hạn chế thương mại tùy tiện trong tương lai.
Các tin tức về việc các nhà sản xuất tấm năng lượng mặt trời châu Âu đang thúc ép EU áp dụng thuế chống bán phá giá (chống lại việc nhập khẩu giá thấp) và có thể cả thuế “đối kháng” (chống trợ cấp) chống lại sự cạnh tranh từ Trung Quốc đang biến năng lượng tái tạo trở thành một trong những mối đe dọa chính trong trận chiến thương mại quốc tế. Nó cũng nêu nhấn mạnh vào mạng lưới phức tạp hữu hình mà chúng ta đã tạo lên khi tìm kiếm sự cứu giúp thương mại tạm thời trước tiên.
Thế vận hội đang là sự kiện tâm điểm và còn ba tháng nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử
tổng thống Mỹ: các điều kiện đều hoàn hảo cho sự bùng nổ của chủ nghĩa dân tộc
kinh tế sai lầm.
Khi ngành công nghiệp Mỹ được phép đánh thuế chống bán phá giá và đối kháng với các tấm năng lượng mặt trời vào đầu năm nay, các công ty Trung Quốc dường như chỉ đơn giản bổ sung thêm một mối liên kết Đài Loan vào chuỗi cung ứng của mình để tạo vỏ bọc mới cho chúng bằng cách gửi các tấm năng lượng tới Đài Loan để gia công, tái nhập khẩu thành phẩm về đại lục để lắp rắp và tái xuất khẩu sang Mỹ. Do vậy, đơn thỉnh cầu của châu Âu sẽ phải rộng lớn hơn để có thể bao gồm một phần lớn hơn của chuỗi giá trị tấm năng lượng toàn cầu, đe dọa việc sản xuất hiệu quả và tiết kiệm chi phí của một công nghệ mà khả năng cung ứng hiện đang bị thách thức.
Bất kỳ một sự can thiệp nào như vậy cũng có rủi ro tạo ra xích mích ở bất kỳ chỗ nào trong quá trình sản xuất, đặc biệt là trong bối cảnh rất nhiều trợ cấp và tín dụng thuế đang chuyển động trong ngành công nghiệp năng lượng tái tạo toàn cầu. Việc Mỹ đánh thuế vào các tấm năng lượng mặt trời sẽ nhanh chóng khơi mào một cuộc tranh chấp thương mại về polysilicon, vật liệu sử dụng để chế tạo các tấm năng lượng mặt trời. Các quan chức Trung Quốc hiện đang đe dọa áp dụng thuế chống bán phá giá với nhập khẩu từ Mỹ, viện cớ rằng thuế liên bang Hoa Kỳ và các khoản tín dụng thuế nhà nước bị quy vào các nhà sản xuất polysilicon.
Việc “ném đi ném lại” này được đặt trong bối cảnh làn sóng những vụ kiện tụng tới WTO gần đây giữa các cường quốc thương mại. Phần nhiều trong số đó nhằm đạt được những phán quyết ngăn chặn những người khác sử dụng những công cụ “bảo hộ thương mại” ví dụ như thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá như một công cụ chính trị của việc trả đũa tùy ý.
Công cụ bảo hộ thương mại bị hạn chế
Đầu năm nay, chính quyền của ông Barack Obama, đã thực hiện phần nhiều chiến dịch tranh cử của mình nhằm thực thi được các quy tắc thương mại, đã thắng một vụ kiện quan trọng nhằm hạn chế việc Trung Quốc sử dụng bảo hộ thương mại với việc nhập khẩu thép. Mỹ không phải là trường hợp duy nhất: Brazil, một chuyên gia kiện tụng WTO nhiều kinh nghiệm và kỹ năng, đã tiến hành vụ kiện đầu tiên trong nội bộ các nước Brics, nhằm vào thuế chống bán phá giá với thịt gia cầm của Nam Phi.
Tuy nhiên, vị thế của Washington lại bị tổn hại mà thời gian và năng lượng lại bị lãng phí bởi sự thật rằng kho vũ khí bảo hộ thương mại của chính nước này lại có một vài vũ khí lại gặp nhiều khó khăn để được thông qua tại hội nghị Geneva. Năm ngoái, Washington đã thua Bắc Kinh trong một vụ kiện chống lại việc Mỹ áp cả thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá đối với việc nhập khẩu tương tự.
Mỹ đã phải soạn thảo lại bộ luật thương mại của chính mình để đáp lại phán quyết của tòa án liên bang Mỹ đối với vấn đề tương tự. Chỉ trong năm nay, Washington mới giải quyết được những tranh chấp với EU và Nhật Bảng gần một thập kỷ trước về “zeroing – hóa không” - hoạt động bỏ qua những dữ liệu vô ích khi tính thuế chống bán phá giá của Mỹ.
Khi đó, việc sử dụng các công cụ bảo hộ thương mại bị hạn chế đáng kể kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Một phần của điều này là nhờ vào bản chất của bản thân sự toàn cầu hóa. Các công ty có hoạt động rộng khắp trên một vài quốc gia ít khi yêu cầu sự bảo vệ phòng trường hợp làm tổn thương tới các công ty con hoặc nhà thầu của mình.
Nhưng một phần là do những hạn chế đối với việc sử dụng các công cụ thương mại bởi các quốc gia ngày càng tăng theo các phán quyết của WTO. Vòng đàm phán thương mại Doha có thể không hiệu quả nhưng cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO vẫn đóng một vai trò quan trọng.
Các công cụ bảo hộ thương mại là các công cụ chính sách lâu dài và việc tiếp tục sử dụng chúng dưới một số hình thức là không thể tránh khỏi, nhưng thực tế chúng là những công cụ vụng về để can thiệp vào chuỗi giá trị phân tách tỷ mỉ của nền kinh tế toàn cầu hiện đại.
Vai trò của sự hỗ trợ giới hạn và hạn chế về thời gian của chính phủ với những công nghệ mới ví như năng lượng mặt trời với lợi nhuận ngày càng tăng về quy mô và lợi ích lớn hơn cho xã hội – trong trường hợp này là giảm lượng khí thải carbon – vẫn chưa được quốc tế hóa thông qua các biện pháp như thuế carbon. Nhưng nó cũng có chút ít ý nghĩa trong việc cung cấp sự hỗ trợ thông qua sự hạn chế thương mại sai lầm chỉ làm tăng thêm sự trả đũa.
Một trong những trận chiến quan trọng nhất trong thương mại không phải là giữa Mỹ và Trung Quốc mà là trận chiến giữa việc hạn chế nhập khẩu tùy tiện và việc thiết lập các quy tắc và phán quyết toàn cầu hạn chế chúng. Các nhà thương mại tự do nên hy vọng rằng điều sau sẽ thắng thế.
Theo Vietnamnet