Liệu có sự khác biệt nào đáng chú ý giữa hai công nghệ màn hình AMOLED và LCD. Nếu có thì đâu sẽ là công nghệ màn hình phù hợp với việc sử dụng của bạn.
Thường bạn sẽ thấy rằng các nhà sản xuất hướng đến một loại màn hình đặc biệt, chẳng hạn Samsung với công nghệ AMOLED hay HTC với công nghệ LCD.
Công nghệ màn hình
LCD là từ viết tắt của Liquid Crystal Display với các thuộc tính có đôi chút phức tạp, nhưng điều quan trọng chính là nó không liên quan đến dòng điện được áp dụng mà còn ảnh hưởng đến tần số ánh sáng truyền qua nó.
Nó là sự kết hợp của hai tấm nền phân cực, có thể kiểm soát dòng chảy của ánh sáng bằng cách xoay và xoắn các phân tử một cách tinh tế. Tuy nhiên chúng không phát ra ánh sáng riêng mà thông qua một đèn nền ở phía sau lớp lọc. Một mạng lưới các mạch tích hợp sau đó được dùng để điều khiển mỗi điểm ảnh bằng cách gửi tín hiệu thành một hàng hoặc cột. Màu sắc được tạo ra thông qua các màu đỏ, xanh lá cây và xanh (RBG), sau đó được pha trộn bởi các mức độ khác nhau nhằm tạo ra màu sắc khác nhau.
Còn AMOLED sử dụng rất nhiều ánh sáng Light Emitting Diode (LED) rất nhỏ để tạo màu sắc ánh sáng khác nhau. Bằng cách điều chỉnh điện áp khiến độ sáng của các đèn LED RBG mà có thể tạo ra một loạt màu sắc khác nhau.
Sự khác biệt
Sự khác biệt đáng chú ý nhất giữa hai loại màn hình này chính là một loạt màu sắc mà nó có thể hiển thị, được gọi là gam màu, một phần màu sắc chúng ta có thể thấy bằng mắt thường.
Hầu hết thiết bị hiện nay tương thích với gam màu tiêu chuẩn RBG, và hầu hết màn hình LCD đều dựa vào nó. Điều này khiến LCD cung cấp màu sắc tự nhiên nhất. Trong khi đó, AMOLED cung cấp một âm giai lớn hơn so với LCD khiến hình ảnh có chất lượng sống động hơn.
Do có sự pha trọng cao giữa các màu sắc cơ bản nên đèn LED được điều khiển ở mức lớn hơn. Còn AMOLED lại kiểm soát tốt hơn các màu tối bằng cách làm mờ hoặc tắt đèn LED riêng.
Điều này có nghĩa là, nếu bạn là một nhà thiết kế, một nhân viên đồ họa vốn màu sắc là ưu tiên hàng đầu khi quan sát thì nên chọn các sản phẩm trang bị màn hình LCD. Còn nếu quan tâm đến một thiết bị hiển thị có màu sắc hiển thị sống động thì rõ ràng những thiết bị công nghệ AMOLED lại là ưu tiên hàng đầu.
Bên cạnh đó, ánh sáng có thể truyền đến các phân tử tinh thể và bảng phân cực màn hình LCD ở một tốc độ hạn chế, còn LED lại phản ứng nhanh hơn trong những thay đổi về điện áp ở các phân tử giúp thời gian đáp ứng của nó nhanh hơn.
Một lợi thế nữa khi sử dụng thiết bị có màn hình AMOLED đó là nó có thể tắt các đèn LED khi hiển thị các hình ảnh tối. Các đèn LED khác nhau có mức độ tiêu thụ khác nhau. Còn với LCD, nó liên tục sử dụng đèn nền nên sẽ tiêu hao năng lượng nhiều hơn so với OLED. Trong các màu sắc mà LED sử dụng thì các điểm ảnh màu xanh sẽ đòi hỏi nhiều năn lượng nhất.
Công nghệ nào phù hợp?
Đây chính là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra để quyết định đưa ra lựa chọn sản phẩm công nghệ phù hợp với ý thích của mình nhất. Ngay cả trong các loại màn hình cũng có mức độ bão hòa khác nhau, âm giai và sự khác biệt về hiệu chuẩn khác nhau, do đó chọn kiểu hiển thị tốt nhất cho mình không thực sự là một lựa chọn có tính khoa học chính xác.
Bạn có thể thích màn hình LCD của HTC, nhưng lại ghét LCD trên thiết bị LG. Còn dĩ nhiên, nếu quan tâm đến độ sống động của màu sắc thì các thiết bị AMOLED lại là ưu tiên hàng đầu.
Thêm vào đó, mỗi công nghệ có lợi thế riêng của mình và bất lợi mà bạn cũng nên xem xét. Nếu bạn đang tìm kiếm một màn hình hiển thị lâu dài thì bạn có thể quan tâm đến màn hình LCD để tránh sự suy thoái các điểm ảnh, trong khi nếu quan tâm đến việc tìm kiếm màn hình cho tuổi thọ pin thì sẽ tốt hơn nếu chọn AMOLED.
Kiên Trung
theo Công lý