Ngân hàng thế giới đang đẩy mạnh hỗ trợ cải cách ở Myanmar thông qua việc mở một văn phòng quốc gia mới và chuẩn bị trình lên Ban Giám đốc phê duyệt khoản viện trợ không hoàn lại lên đến 85 triệu USD.
Ngân hàng thế giới đang đẩy mạnh hỗ trợ cải cách ở Myanmar thông qua việc mở một văn phòng quốc gia mới và chuẩn bị trình lên Ban Giám đốc phê duyệt khoản viện trợ không hoàn lại lên đến 85 triệu USD.
"Chúng tôi cam kết tham gia xóa đói giảm nghèo và văn phòng các mở mới tại Myanmar sẽ cho phép chúng tôi tiếp cận được với một số những người nghèo nhất ở Đông Á. Họ đã bị tách biệt khỏi nền kinh tế toàn cầu quá lâu và việc họ nhận được lợi ích thực sự từ cải cách của chính phủ là rất quan trọng," ông Jim Yong Kim, Chủ tịch Nhóm Ngân hàng thế giới nói.
Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Pamela Cox công bố khoản tài trợ trên tại Yangon, nơi bà đã khánh thành một văn phòng mới của Ngân hàng Thế giới cùng với Phó Chủ tịch Tổ chức Tài chín Quốc tế (IFC) khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Karin Finkelston.
"Myanmar là một trong những nước nghèo nhất trong khu vực. Nhu cầu của người dân là rất lớn và Nhóm Ngân hàng Thế giới đang làm việc với các đối tác để hỗ trợ cải cách của chính phủ nhằm cải thiện cuộc sống người dân, đặc biệt là người nghèo và dễ bị tổn thương," bà Cox nói. "Điều này sẽ giúp đặt nền móng cho tăng trưởng kinh tế nói chung và tạo ra cơ hội cho tất cả mọi người".
Bà Cox và bà Finkelston đã có cuộc gặp với Tổng thống U Thein Sein, các thành viên Chính phủ, bà Daw Aung San Suu Kyi, và các nghị viên của quốc hội. Đây là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng Thế giới kể từ khi Myanmar bắt đầu tiến hành cải cách.
Ngân hàng Thế giới đang làm việc với các đối tác để hỗ trợ cải cách của chính phủ
nhằm cải thiện cuộc sống người dân, đặc biệt là người nghèo.
Khoản tài trợ của Ngân hàng Thế giới sẽ hỗ trợ một chương trình phát triển vì cộng đồng trên bình diện quốc gia cung cấp tài chính cho người dân trong cộng đồng địa phương, kể cả tại các khu vực biên giới có xung đột. Các thành viên cộng đồng sẽ lựa chọn các dự án phát triển mà họ cần và tính minh bạch sẽ đảm bảo rằng tất cả mọi người có thể theo dõi việc sử dụng quỹ hỗ trợ này.
Các khoản tài trợ được sử dụng để xây dựng niềm tin trong quá trình cải cách. Một báo cáo phát triển mới đây của Ngân hàng Thế giới về các nước dễ bị tổn thương và bị ảnh hưởng bởi xung đột nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra lợi ích kinh tế thực sự cho người dân trong các tình huống dễ tổn thương để tăng triển vọng cho hòa bình lâu dài.
Ngân hàng Thế giới cũng đang mở rộng hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp chuyên môn quốc tế để giúp Chính phủ cung cấp dịch vụ cho người dân. Ngân hàng Thế giới đang tiến hành nghiên cứu kinh tế ở Myanmar để đạt được sự hiểu biết tốt hơn về mức độ đói nghèo, để giúp mở rộng và hiện đại hóa hệ thống tài chính, và cải thiện môi trường kinh doanh.
"Hoạt động trong các lĩnh vực này sẽ giúp chính phủ thu hút đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm, mở rộng thương mại, quản lý nguồn tài nguyên của nó tốt hơn và tạo thêm nhiều việc làm và cơ hội cho người dân," bà Cox nói.
IFC, thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới tập trung hoàn toàn vào phát triển khu vực tư nhân, đã bắt đầu đánh giá những lĩnh vực quan trọng đối với tăng trưởng khu vực tư nhân như tiếp cận với tài chính, môi trường đầu tư và cơ sở hạ tầng. Những kết của của các đánh giá này sẽ hình thành cơ sở cho chương trình tương lai của IFC tại Myanmar.
"Như chúng ta đã chứng kiến trong nền kinh tế khác trong quá trình chuyển đổi, khu vực tư nhân đóng một vai trò quan trọng trong tạo việc làm và cung cấp phương tiện cho tất cả mọi người được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế", theo bà Finkelston. "Chúng tôi cam kết giúp đỡ nhân dân Myanmar trong quá trình cải cách và hỗ trợ khu vực tư nhân để tạo ra công ăn việc làm và cơ hội cho doanh nghiệp phát triển."
Là một tổ chức tài chính đa phương với 188 quốc gia thành viên, Ngân hàng Thế giới sẽ phối hợp với các đối tác phát triển khác để đảm bảo các nhu cầu của nhân dân Myanmar được đáp ứng hiệu quả.
Theo Vietnamnet, World Bank