Sự kiện hot
6 năm trước

“Ngân hàng thương mại Việt Nam cần thận trọng khi nới room cho nhà đầu tư nước ngoài”

Chia sẻ với báo chí trong buổi gặp gỡ mới đây, Tiến sĩ – Luật sư Bùi Quang Tín – CEO Trường Doanh nhân BizLight chỉ ra những rủi ro mà Ngân hàng thương mại Việt Nam có thể gặp phải khi nới room (tỉ lệ sở hữu) cho nhà đầu tư nước ngoài.

Theo ông Tín, Nghị định số 01/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng tại Việt Nam, tại Khoản 5 Điều 7 qui định. Tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài: Tổng mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam.

Ông Tín cho rằng, quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư năm 2014, nhà đầu tư nước ngoài được sở hữa vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh kế, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định.

Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mai Việt Nam, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng chính phủ quy định.

Tuy nhiên giời gian gần đây không ít các ngân hàng thương mại như: BIDV, VietinBank, Vietcombank đồng loạt xin ý kiến chính phủ mở rộng room sở hữu nước ngoài từ 30% thành 35% - 49%.

Theo đó, việc nới room nhầm mục đích tăng thêm sức hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu về hội nhập và cạnh tranh với các ngân hàng quốc tế trên thị trường tài chính.

Tiến Sĩ – Luật sư Bùi Quang Tín chia sẻ về khó khăn cũng như giải pháp đối với việc nới room cho nhà đầu tư nước ngoài

Trên cơ sở đó, ông Tín nhận định khi nới room sở hữu nước ngoài các ngân hàng thương mại ở Việt Nam cần thận trọng với khả năng xảy ra rủi ro. Phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần ngân hàng ở Việt Nam là bước đầu tiên làm đòn bẫy nắm thị trường, sau đó thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Ngân hàng Việt Nam khó tìm được đối tác chiến lược thực sự, tỉ lệ sở hữu cổ phần 51% và 49% nhà đầu tư nước ngoài nắm rất nhiều quyền trong hội đồng quản trị (theo định hướng Chính phủ đến năm 2020).

Khi nhà đầu tư nước ngoài giữ quá nhiều cổ phần thì bí mật kinh doanh, thông tin khách hàng của ngân hàng thương mại Việt Nam khó có thể bảo mật.

“Thay vì nới rộng room sở hữu nước ngoài, những ngân hàng yếu kém có thể bán 100% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài. Theo pháp luật hiện hành, trong trường hợp đặc biệt để thực hiện cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém, gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài, một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng có cổ phần yếu kém được cơ cấu lại vượt quá giới hạn quy định đối với từng trường hợp cụ thể”, ông Tín phân tích.

Hồng Nhi

Theo Báo Đời sống & Tiêu dùng

Từ khóa: