Dantin - Đứng trước vành móng ngựa ngày 10/1 “sát thủ máu lạnh” Lê Văn Luyện đã cúi đầu nhận tội về hành vi giết người dã man trong sự phẫn nộ của người nhà bị hại liên tục yêu cầu Hội đồng xét xử (HĐXX) tử hình đối với bị cáo Luyện.
Dantin - Đứng trước vành móng ngựa ngày 10/1 “sát thủ máu lạnh” Lê Văn Luyện đã cúi đầu nhận tội về hành vi giết người dã man trong sự phẫn nộ của người nhà bị hại liên tục yêu cầu Hội đồng xét xử (HĐXX) tử hình đối với bị cáo Luyện.
Người nhà nạn nhân liên tục bị kích động
Phiên tòa xét xử ngày 10/1, cháu Trịnh Thị Bích, nhân chứng cũng là bị hại duy nhất còn sống sót trong vụ thảm sát tại tiệm vàng Ngọc Bích, vắng mặt. Còn trước đó, có tin cho rằng sau khi Luyện bị bắt vì tội ác quá dã man, bà Thơm (mẹ Lê Văn Luyện) đã có dấu hiệu của bệnh thần kinh do quá căng thẳng nhưng trong ngày xét xử đầu tiên mẹ Luyện vẫn có mặt.
Ông Trịnh Văn Tín - bố đẻ của anh Trịnh Thành Ngọc chủ tiệm vàng và là ông nội cháu Bích - liên tục lớn tiếng bên ngoài: “Yêu cầu phải tử hình Luyện vì những tội lỗi quá lớn gây ra cho gia đình”, “Một gia đình đang yên ấm, hạnh phúc như thế mà giờ tan nát”.
Người nhà nạn nhân liên tục bị kích động
Điều dư luận cũng như người dân quan tâm là hai người đại diện của gia đình bị hại là anh Trịnh Quốc Sinh (anh trai của anh Trịnh Thành Ngọc) và anh Đinh Văn Hương (anh trai của chị Đinh Thị Chín) được gia đình ủy quyền là đại diện hợp pháp, đều không có mặt trong phiên tòa xét xử vào buổi sáng.
Đòi Luyện phải bồi thường gần 1,7 tỷ đồng và nuôi cháu Bích suốt đời
Người đại diện của gia đình bị hại là anh Trịnh Quốc Sinh - anh trai của anh Trịnh Thành Ngọc và anh Đinh Văn Hương - anh trai của chị Đinh Thị Chín (vợ anh Trịnh Thành Ngọc) được gia đình ủy quyền là đại diện hợp pháp đã yêu cầu Lê Văn Luyện phải bồi thường 1.683,5 triệu đồng. Trong đó, chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe cho cháu Bích là 663 triệu đồng. Tiền đền bù tồn thất tinh thần cho cháu Bích là 100 triệu đồng. Chi phí mai táng các nạn nhân là 272 triệu đồng. Tiền cấp dưỡng cho cháu Bích đến đủ 18 tuổi là 648 triệu đồng.
Ông Trịnh Xuân Lộc, người được anh Trịnh Quốc Sinh uỷ quyền lại trong phiên tòa đã yêu cầu: "Cháu Bích đã bị thương tật mất 74,6% nên đề nghị gia đình Luyện phải nuôi cháu Bích cả đời. Ngoài ra còn phải bồi thường tổn thất tinh thần cho cả hai họ. Khi xảy ra bên nội 8 anh em, bên nội 9 anh em suốt đời phải suy nghĩ, đau đầu vì câu chuyện này. Hàng xóm láng giềng giờ 7-8 giờ đã đóng cửa đi ngủ. Trẻ con run sợ không dám đi đâu. Mất đi bình yên của xóm làng"
Cũng trong phiên tòa ngày 10/1, ông Nội cháu Bích đã rời phòng xét xử lúc nào không ai hay. Ngày đầu tiên xuất hiện nhiều nỗi lo, bởi phiên tòa đã trở nên hỗn loạn. Nguyên nhân là khi vừa kiểm tra xong nhân thân bị cáo và bị hại, vị luật sư của bị hại đã đề nghị được hoãn tòa vì không đủ thành phần tham dự.
Ở bên ngoài phiên tòa, nhân dân yêu cầu tòa phải tiếp tục xử. Được biết, sau khi ra ngoài, ông Tín đã yêu cầu cho tất cả người nhà bị hại vào trong phòng xử án và có những hành động quá khích. Một người thân trong gia đình cháu Trịnh Thị Bích, cầm di ảnh của người đã mất liên tục gào thét: "Có người đánh tao! Sao chúng mày làm thế! Mau trả lại cháu cho tao…!". Nhưng rất may công an cạn thiệp kịp thời nên không xảy ra xô xát.
Sau khi đại diện Viện kiểm sát có ý kiến đồng ý với quan điểm của Luật sư thì HĐXX buộc phải hội ý. Sau khi hội ý tới hơn 1 giờ, HĐXX quyết định tiếp tục phiên tòa thì đến lượt các luật sư của bị hại “dọa” sẽ rời tòa nếu không hoãn. Lần này HĐXX đã tiếp tục hội ý và phải nhượng bộ sẽ hoãn đến 13h 30 chiều cùng ngày xử tiếp.
“Sát thủ” Luyện rơi nước mắt
|
Trần Chí Thanh, đoàn luật sư Hà Nội, bảo vệ cho người bị hại:
Sẽ tranh luận xem Luyện có đồng phạm hay không
Trong vụ án này, bị cáo Luyện tổng hình phạt không thể vượt quá 18 năm. Luyện là người quá bình tĩnh gần như không tỏ thái độ gì là ăn năn. Ngày mai, trong phần tranh tụng sẽ cố gắng làm rõ xem ngoài Luyện còn đồng phạm nào nữa hay không. Luyện còn đồng phạm nữa hay không mới là điều chúng tôi quan tâm.
|
|
Đến buổi chiều, người thân của cháu Trịnh Thị Bích và gia đình chủ tiệm vàng được HĐXX yêu cầu vào dự phiên tòa. Ông Trịnh Văn Tín, ông nội của cháu Bích, Trịnh Quốc Sinh (anh trai của anh Trịnh Thành Ngọc) và anh Đinh Văn Hương (anh trai của chị Đinh Thị Chín) cũng đã có mặt.
Lúc đại diện Viện KSND tỉnh Bắc Giang đọc cáo trạng dài 25 trang giấy truy tố Lê Văn Luyện và 6 bị can là thân nhân của Luyện. Đến đoạn Luyện ra tay sát hại dã man và đê tiện cháu Trịnh Thị Thảo lúc ấy dưới 18 tháng tuổi, người nhà phía dưới ôm mặt khóc nức nở. Trong phòng xét xử, nhiều người kêu lên "Đau quá! Dã man quá! Không thể tin được. Giết chết thằng Luyện đi! Mạng phải đền mạng!", "Trời ơi, con cháu tôi, khổ thân quá!". Chủ toạ phiên toà 3 lần nhắc nhở người nhà phải nén đau thương, giữ bình tĩnh để phiên tòa được tiếp tục.
Qua theo dõi tại phiên xét xử, Lê Văn Luyện sau khoảng thời gian bình thản, không biểu lộ cảm xúc cuối cùng y đã cúi gằm mặt, khóc sụt sịt. Luyện đã bật khóc khi nghe đại diện Viện KSND đọc cáo trạng về kết quả khám nghiệm mô tả chi tiết các vết đâm chém trên cơ thể 3 nạn nhân chết thảm cũng như cháu Bích bị trọng thương.
Chủ toạ hỏi: "Bị cáo thấy cáo trạng đúng không?". Luyện đáp: "Dạ thưa, đúng ạ!". Nhát gừng, nhát tỏi, Luyện nói có vẻ ngập ngừng nói lí nhí: "Bị cáo đã khai hết với cơ quan điều tra rồi!". Chủ toạ phải nhắc nhở: "Bị cáo cứ bình tĩnh trình bày rõ ràng sự việc". Luyện vẫn im lặng một lúc rồi mới tiếp tục lí nhí trả lời tiếp các câu hỏi.
Trước câu hỏi "Tại sao không cướp vàng trước mà lại giết cả nhà rồi mới cướp vàng?". Luyện đáp: "Khi vào đến nhà, cháu không dám lấy trước vì phá tủ kính gây tiếng động, sợ cả nhà thức dậy nên giết trước". Sau cùng, khi nói về hành vi của mình, Luyện nói: “Bị cáo sai rồi. Bị cáo đã mắc lỗi với gia đình nạn nhân…”
Bị cáo Lê Văn Luyện trong phiên tòa xét xử
Bố của Luyện, ông Lê Văn Miên cũng thành khẩn khai báo. Là người cha của kẻ sát nhân, mỗi lần người nhà nạn nhân gào lên, khóc nấc là ông lại nhắm nghiền mắt, cúi gằm đầu tỏ rõ sự đau đớn.
Chủ tọa hỏi: "Khi nào thì bị cáo nghi ngờ con trai mình cướp vàng?", ông Miên đáp: "khi bị cáo nhận được 2 chỉ vàng từ con trai". "Gặp Luyện, biết Luyện cướp vàng, bị cáo suy nghĩ như thế nào?", "Bị cáo không biết phải như thế nào nữa". Ngoài Luyện, các bị cáo còn lại đều khai báo thành khẩn. Chỉ cô ruột và chú rể của Luyện thì kêu oan vì không biết cháu mình phạm tội nên vô tình che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm. Sau khi tòa giải thích thì các bị cáo này đều nghe theo.
Một ngày xét xử, sau 2 lần hoãn tòa để hội ý, ngày đầu tiên đã kết thúc ở phần xét hỏi. Cả hai lần lực lượng cảnh sát áp giải Lê Văn Luyện ra xe đặc chủng về trại giam, đã có hàng trăm người dân vây quanh xem xét và bày tỏ thái độ căm phẫn với "sát thủ" máu lạnh này.
Toàn cảnh vụ thảm sát tiệm vàng tại Bắc Giang
Sau khi đột nhập vào tiệm vàng, rạng sáng 24-8 vừa qua, Luyện đã ra tay sát hại dã man vợ chồng chủ tiệm vàng là anh Trịnh Thành Ngọc (37 tuổi) và chị Đinh Thị Chín (35 tuổi) tại tầng 3 ngôi nhà. Tiếp đó, Luyện vào phòng ngủ tầng 2 sát hại cháu Trịnh Thị Thảo (18 tháng tuổi) và chém đứt một bàn tay và nhiều nhát khác lên người cháu Trịnh Thị Bích (8 tuổi), là hai con gái của vợ chồng chủ tiệm vàng. Sau khi thảm sát cả gia đình chủ tiệm vàng, Luyện xuống tầng 1 để cướp vàng, cho vào ba lô rồi tẩu thoát lối cửa sau ở tầng 1.
Lê Văn Luyện đối mặt với 3 tội danh "giết người", “cướp của" và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Cùng với Luyện là 6 bị cáo khác có liên quan, đều là người thân trong gia đình, trong đó 4 bị can gồm: Lê Văn Miên, bố của Luyện; Trương Thanh Hồng, anh họ của Luyện; Lê Thị Định, cô ruột của Luyện và Lê Văn Nghi, chú rể của Luyện, cùng bị phê chuẩn khởi tố với tội danh “Che giấu tội phạm”. Hai bị can còn lại cùng bị khởi tố tội danh “Không tố giác tội phạm” gồm: Trương Văn Hợp, bố của Trương Thanh Hồng và Dương Thị Lược, vợ của Hợp.
|
Tiến Dũng