Sự kiện hot
8 tháng trước

Nghệ An: Đưa phân bón hưu cơ vào sử dụng cho cây chè

Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An có xu hướng thay đổi loại phân bón hóa học sang các loại phân bón hữu cơ với mong muốn tăng năng suất cũng như giúp giảm lượng phân bón vô cơ, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, làm tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo đất, nâng cao chất lượng nông sản.

Đưa phân bón hữu cơ vào sử dụng cho cây chè.

Theo đó ngày 6/9 tại xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An đã tổ chức chương trình Hội thảo sử dụng phân bón hữu cơ Nano Canxi Silic PAN cho cây lúa và cây chè.

Trước buổi hội thảo, các đại biểu đã tham quan cánh đồng lúa 50 ha giống Khang Dân 18 tại xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương, nơi đã sử dụng phân bón hữu cơ Nano Canxi Silic PAN. So sánh với vùng không sử dụng phân bón này, kết quả cho thấy khu vực sử dụng phân bón lá hữu cơ Nano Canxi Silic PAN đạt năng suất cao.

Khi sử dụng phân bón hữu cơ này dự kiến vụ năng suất của vùng trồng lúa vụ hè thu 2023 sẽ tăng cao, tăng 0,8 tấn/ha, tương đương 15,4% so với vùng đối chứng (đạt năng suất 60 tạ/ha, đối chứng chỉ đạt 52 tạ/ha). Điều này đồng nghĩa với việc mỗi hecta đất nông nghiệp được áp dụng mô hình sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn khoảng 10 triệu đồng.

Còn đối với cây chè thì việc bón phân hưu cơ Nano Canxi Silic PAN sẽ giúp cây chè ra búp nhiều, đẹp hơn, cây chè phát triển tốt. Nhằm tăng năng suất, chất lượng của sản phẩm giúp chè Nghệ An có khả năng cạnh tranh cao với các vùng nguyên liệu khác.

Sản phẩm phân bón hữu cơ Nano Canxi Silic PAN với thành phần sillic và can xi đạt kích thước nano siêu nhỏ, dễ dàng hấp thụ đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam. Loại phân này đã được thử nghiệm tại Ninh Bình, Hà Tĩnh, cho kết quả tốt, giúp giảm lượng phân bón vô cơ, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Với nhiều ưu điểm như vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An đã tiếp nhận phối hợp với Công ty Nano Industry và các địa phương thử nghiệm loại phân bón này trên cây lúa tại huyện Đô Lương, Nam Đàn từ vụ xuân 2023, trên cây chè tại Công ty CP Nông công nghiệp 3/2.

Tại buổi hội thảo ông Nguyễn Văn Đệ- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho rằng: Việc đưa phân bón này vào trong sản xuất nông nghiệp ở Nghệ An điều đầu tiên phân bón phải đám bảo chất lượng, ngoài ra việc đảm bảo môi trường cũng rất quan trọng cần phải để ý.

Các địa phương tiếp tục thực hiện quản lý và theo dõi kỹ thuật việc sử dụng phân bón, đồng thời tiến hành thu thập dữ liệu và thống kê để đưa ra báo cáo định kỳ về hiệu quả của mô hình. Để từ đó đánh giá được hiệu quả của loại phân bón thế hệ mới này trên cây lúa và cây chè, làm cơ sở cho việc khuyến khích nhân rộng đại trà trong thời gian tới.

Diễm Phước

Theo KT&ĐU

Từ khóa: