Nghi thức rửa chân cho cha mẹ là một trong những dịp con cái tỏ lòng biết ơn đến đấng sinh thành, những em nhỏ và cả người lớn do quá xúc động đã không cầm được nước mắt.
Để tỏ lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, đông đảo tăng ni, phật tử, người dân thập phương đã đến chùa Tăng Phúc (Phường Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội) tổ chức đại lễ Vu lan báo hiếu mang chủ đề "Mênh mông tình mẹ" vào ngày 3/9.
Đến với lễ Vu Lan có nhiều thế hệ, tất cả đến đây đều với một lòng thành kính, cầu mong bình an, sức khoẻ đến với cha mẹ và người thân trong gia đình.
Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ Hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành. Với ý nghĩa đó, người Việt đến ngày Vu Lan đều cài một bông hoa hồng lên áo. Màu đỏ tượng trưng cho những ai còn mẹ, màu trắng tượng trưng cho những ai không còn mẹ.
Mùa Vu lan báo hiếu đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa người Việt, lễ Vu lan được diễn ra trong dịp 15/7 âm lịch, đề cao tinh thần báo hiếu, báo ơn của con cái đến đấng sinh thành.
Nghi lễ cúng Dường Tam bảo là lúc để chúng sinh bày tỏ lòng biết ơn với nhà Phật, người tìm ra con đường thoát khỏi bể khổ.
Ý nghĩa nhất trong buổi đại lễ là nghi lễ rửa chân cho cha mẹ. Nghi thức này là khoảng lặng giúp những người con may mắn kịp nhìn thấy những vết chai sạn trên đôi bàn chân mẹ cha, để kịp "tỉnh giấc" với đạo làm con.
Cả hai mẹ conđều xúc động, không cầm được nước mắt
Nhẹ nhàng nâng niu đôi chân của cha mẹ...
Khi chứng kiến buổi lễ này, nhiều người càng thấm thía câu nói: "những ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc -Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không ..."
Chị Phạm Thúy Nga (quận Thanh Xuân, Tp Hà Nội) chia sẻ: "Là bậc làm cha làm mẹ tôi thực sự thấy mãn nguyện khi ngày hôm nay con của tôi thể hiện sự biết ơn đến cha mẹ. Cuộc đời này sẽ thật hạnh phúc, bình yên khi những người làm con luôn giữ trọn chữ hiếu".
Chí Hiếu
Theo ĐSPL, Vietnammoi