Sự kiện hot
10 tháng trước

Người tiêu dùng đang chuyển dần sang ăn rau quả

Trên toàn cầu, cứ 4 người đang có ít nhất một người đang chuyển dần sang chế độ ăn chay linh hoạt, bỏ bớt thực phẩm từ động vật. Dự báo vào năm 2030, thị trường thực phẩm từ thực vật sẽ đạt mức doanh thu 162 tỷ USD, tăng gấp năm lần so với năm 2021.

Thông tin này được công bố tại hội thảo khoa học quốc tế có chủ đề "Dinh dưỡng thực vật và giải pháp sức khỏe của thế kỷ 21", được đồng tổ chức bởi Công ty Sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy) và Viện Dinh dưỡng Quốc gia tại TP.HCM.

Xu hướng tiêu dùng thực phẩm từ thực vật đang trở nên phổ biến trên toàn cầu, và số người chuyển sang chế độ ăn chay linh hoạt đang gia tăng mạnh. Nhiều cuộc khảo sát đã cho thấy rằng cứ 4 người thì có 1 người theo chế độ ăn chay linh hoạt. Thị trường thực phẩm từ thực vật dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh chóng từ 29 tỷ USD vào năm 2021 lên đến 162 tỷ USD vào năm 2030 trên phạm vi toàn cầu. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm khoảng 40% thị phần, tương đương 65 tỉ USD.

Người tiêu dùng đang chuyển dần sang ăn rau quả - Ảnh 1

Các sản phẩm từ thực vật đặc biệt thu hút đối tượng trẻ tuổi, người sống ở thành thị và có thu nhập khá. Trên thị trường tại Việt Nam, dự kiến phân khúc này sẽ đạt gần 250 triệu USD vào năm 2027. Có đến 92% người tiêu dùng tại Việt Nam và 78% người tiêu dùng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương tin rằng sống thân thiện với môi trường sẽ giúp cải thiện sức khỏe, do đó sẵn sàng chi tiêu cao hơn cho các sản phẩm tốt cho sức khỏe và môi trường.

Trung Quốc hiện đang dẫn đầu thị trường khu vực, kế đến là Malaysia và Ấn Độ, trong khi Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4. Trong năm 2022, một số doanh nghiệp khởi nghiệp tại Trung Quốc đã gọi vốn thành công lên đến 100 triệu USD trong lĩnh vực này. Vinasoy là một thương hiệu tiêu biểu tại Việt Nam khi xuất khẩu thành công sang một số thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Bảo Anh

Theo Kinh tế và đồ uống

Từ khóa: