Sự kiện hot
12 năm trước

Nguyên TBT Lê Khả Phiêu nói về Hoàng Sa, Trường Sa

"Đà Nẵng vừa có rừng, đặc biệt là vùng biển rộng lớn có từ ngàn xưa như Hoàng Sa, Trường Sa... Đây là vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc", nguyên TBT Lê Khả Phiêu đã viết.

"Đà Nẵng vừa có rừng, đặc biệt là vùng biển rộng lớn có từ ngàn xưa như Hoàng Sa, Trường Sa... Đây là vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc", nguyên TBT Lê Khả Phiêu đã viết.

Sáng 24/2, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã đến thăm Bảo tàng Đà Nẵng, nơi đang lưu giữ và trưng bày nhiều tư liệu quý về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Nguyên TBT Lê Khả Phiêu: Hoàng Sa, Trường Sa... Đây là vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc

Nguyên TBT Lê Khả Phiêu nghe TS Trần Đức Anh Sơn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng giới thiệu về 3 cuốn atlas quý của Trung Quốc gồm: "Trung Quốc địa đồ" (1908), "Trung Hoa bưu chính dư đồ" (1919) và "Trung Hoa bưu chính dư đồ" (tái bản, có bổ sung năm 1933) khẳng định cương vực phía Nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, còn Hoàng Sa và Trường Sa thì chưa bao giờ thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

"Đây là những tài liệu chính thống do hai triều đại nối tiếp nhau của nhà nước Trung Quốc (là nhà Thanh và Trung Hoa dân quốc) phát hành vào nhiều thời điểm lịch sử khác nhau, thể hiện rằng Trung Quốc luôn thừa nhận cương vực phía Nam của họ chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam, còn Hoàng Sa và Trường Sa thì chưa bao giờ thuộc về chủ quyền của họ.

Điều này khẳng định những tuyên bố của Trung Quốc về việc có "chủ quyền lịch sử" hay "vùng nước lịch sử" đối với Hoàng Sa, Trường Sa là hoàn toàn không có cơ sở. Do vậy những cuốn atlas này rất có giá trị trong việc phản biện những đòi hỏi chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam!" - TS Trần Đức Anh Sơn nói.

TS Trần Đức Anh Sơn khẳng định, chính quyền của Trung Quốc liên tục qua các thời kỳ đã điều chỉnh địa giới và luôn luôn cập nhật vào bản đồ của họ. Trong quá trình đó cho đến năm 1933, Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ được người Trung Quốc đưa vào lãnh thổ của họ từ những

Nhưng sau khi xuất hiện "đường lưỡi bò" 9 đoạn hoàn toàn không có một cơ sở pháp lý nào ở thời Trung Hoa Dân Quốc năm 1949 thì chính quyền Trung Quốc lại bám vào đó để đòi hỏi chủ quyền phi lý cho đến nay!" - TS Trần Đức Anh Sơn nói.

Nguyên TBT Lê Khả Phiêu vui mừng vì Bảo tàng Đà Nẵng đã sưu tập được rất nhiều hiện vật, tư liệu quý. Nguyên TBT đã viết kín cả hai trang giấy để nói về cảm tưởng của mình.

"Đà Nẵng vừa có rừng, đặc biệt là vùng biển rộng lớn có từ ngàn xưa như Hoàng Sa, Trường Sa... Đây là vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc". Từ đó nguyên TBT yêu cầu nhân dân Đà Nẵng cũng như nhân dân cả nước "phải luôn luôn nhớ lời dặn của Vua Lê Thánh Tông trong sắc dụ năm 1473 gửi viên quan trấn thủ biên giới Lê Cảnh Huy" được trưng bày tại Bảo tàng Đà Nẵng.

Hơn 300 khách Trung Quốc tham quan triển lãm về Hoàng Sa

Trước đó, Đà Nẵng đã mở cuộc triển lãm các tư liệu liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa được khai mạc từ ngày 20/1 và kết thúc vào ngày 20/2, đã thu hút hàng ngàn người đến xem và nhận được sự hưởng ứng, đồng tình ủng hộ, khích lệ của nhân dân cả nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế.


Hơn 300 khách Trung Quốc đã tới tham quan triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa

Cuộc triển lãm do UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức tại Bảo tàng Đà Nẵng.

Chánh Văn phòng UBND huyện Hoàng Sa Lê Phú Nguyện cho biết, trong suốt một tháng diễn ra triển lãm, có hàng ngàn người là cán bộ, chiến sĩ, học sinh, sinh viên, các cháu thiếu niên, nhi đồng và các tầng lớp nhân dân trong cả nước đến thăm quan, bày tỏ ý thức trách nhiệm với chủ quyền của Tổ quốc.

Đặc biệt, đã có khá nhiều du khách quốc tế đến tham quan cuộc triển lãm này. Trong đó, theo thống kê của BTC triển lãm, có gần 300 người Trung Quốc (trong đó có cả những người ở các cơ quan đối ngoại, báo chí Trung Quốc), hơn 300 người Hàn Quốc, gần 100 người Nhật Bản và gần 500 người đến từ các nước Tây Âu. Tại đây, các vị khách quốc tế đã xem, tìm hiểu và bày tỏ sự ủng hộ đối với sự thật và công lý về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

"Những hình ảnh hàng ngàn người tìm đến triển lãm, hàng triệu người tìm đọc các thông tin về cuộc triển lãm này trên báo chí, truyền hình và mạng thông tin toàn cầu thật sự xúc động và đã làm cho lòng yêu nước, ý thức đấu tranh và bảo vệ chủ quyền dân tộc của tất cả đồng bào Việt Nam thêm mãnh liệt, bền bỉ" - Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, ông Đặng Công Ngữ chia sẻ.

Tối 23/2, tại xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 1.300 năm khởi nghĩa Hoan Châu và khai mạc Lễ hội đền vua Mai năm 2013.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và các đại biểu, nhân dân đã làm lễ dâng hương, hoa tại lăng mộ Vua Mai ở xã Vân Diên, đền thờ Mai Hắc Đế ở thị trấn Nam Đàn và mộ thân mẫu Mai Thúc Loan ở xã Nam Thái huyện Nam Đàn.

Ông Hùng khẳng định, khởi nghĩa Hoan Châu đã viết nên trang sử nối tiếp truyền thống hào hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, giành độc lập của dân tộc ta thời kỳ Bắc thuộc, để lại những dấu ấn hết sức sâu đậm trong lòng mỗi người con xứ Nghệ và dân tộc Việt Nam.

Nhân dịp này, nhiều chương trình như lễ rước nước, mộc dục, tế gia quan cùng các trò chơi dân gian gồm đua thuyền, cờ thẻ, chọi gà, du tiên, đấu vật, ca trù, ví phường vải, chèo, tuồng, hát giao duyên... cũng được tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau ở huyện Nam Đàn.

Cách đây 1.300 năm, từ vùng đất Nam Đàn, Nghệ An, Mai Thúc Loan đã phát động cuộc khởi nghĩa Hoan Châu để chống lại ách đô hộ tàn bạo của quân xâm lược nhà Đường.

Người hào kiệt đất Sa Nam trở thành đấng Quân vương – Mai Hắc Đế.

Để tưởng nhớ công lao của Mai Hắc Đế và các tướng sĩ, nhân dân địa phương đã lập Đền thờ và hàng năm, cứ vào dịp rằm tháng giêng lại tổ chức lễ hội. Nét mới lễ hội đền vua Mai năm nay là gắn lễ kỷ niệm 1.300 năm khởi nghĩa Hoan Châu và kỷ niệm 1.290 năm ngày mất của Mai Hắc Đế.

Hiếu Lam
theo ĐVO

Từ khóa: