Lệnh này đánh dấu bước tiến quan trọng trong quyết tâm tái khởi động riêng Nhà máy điện hạt nhân Oi và trong chiến lược khôi phục nền công nghiệp điện hạt nhân nổi tiếng đã từng chiếm 1/3 tổng sản lượng điện quốc gia.
Lệnh này đánh dấu bước tiến quan trọng trong quyết tâm tái khởi động riêng Nhà máy điện hạt nhân Oi và trong chiến lược khôi phục nền công nghiệp điện hạt nhân nổi tiếng đã từng chiếm 1/3 tổng sản lượng điện quốc gia.
Hình ảnh Nhà máy điện hạt nhân Oi, tỉnh Fukui, phía Tây Nhật Bản.
Ngày 16/6/2012, Thủ tướng nước Nhật Yoshihiko Noda đã chính thức ra lệnh cho Công ty Điện lực Kansai (thuộc Tập đoàn KEPCO) tái khởi động hai tổ máy (lò phản ứng) số 3 và 4 của Nhà máy điện hạt nhân Oi ở tỉnh Fukui.
Theo lệnh này, khoảng 3 tuần sau, tức vào đầu tháng 7/2012, các lò phản ứng số 3 và 4 ở nhà máy Oi sẽ lần lượt khởi động, nâng công suất và hoà điện vào lưới quốc gia.
Với quyết định này, nước Nhật sẽ chính thức quay trở lại với điện hạt nhân sau khoảng 2 tháng đóng băng toàn bộ các lò phản ứng trên toàn bộ đất nước kể từ thời điểm đóng cửa lò cuối cùng ngày 5/5/2012.
Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng không chỉ trong quyết tâm tái khởi động riêng Nhà máy Điện hạt nhân Oi đáp ứng cơn khát thiếu điện mùa hè của trung tâm công nghiệp lớn miền Tây nước Nhật, mà còn trong chiến lược khôi phục nền công nghiệp điện hạt nhân nổi tiếng đã từng chiếm 1/3 tổng sản lượng điện quốc gia.
Và không chỉ người dân Nhật, các phe phái đối lập nhau trên đất Nhật mà cả đông đảo người quan tâm trên thế giới chờ đợi thời điểm này, sự kiện này, ngày đêm theo dõi kim đồng hồ đếm ngược kể từ khi Thủ tướng Noda đưa ra lời tuyên bố: “Thời gian đưa ra quyết định (tái khởi động điện hạt nhân) đã gần rồi” đúng 1 tháng trước đây, ngày Thứ Năm 17/5/2012.
Quyết định vô cùng hệ trọng của Chính phủ Nhật được đưa ra sau những động thái quan trọng và cần thiết. Đó là nghị quyết đa số của Hội đồng thị trấn Oi, họp ngày 15/5/2012, với 11/12 phiếu chấp thuận yêu cầu của chính phủ trung ương việc tái hoạt động hai lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Oi. Sự kiện này được xem như “tín hiệu đảo chiều” đầu tiên đối với ngành công nghiệp hạt nhân Nhật Bản.
Đó là sự đánh giá của Uỷ ban An toàn hạt nhân tỉnh Fukui ngày 10/6/2012 rằng: Nhà máy điện hạt nhân Oi đã đáp ứng điều kiện an toàn.
Và đặc biệt, sáng thứ Bảy, 16/6/2012, đại diện của chính quyền tỉnh sở tại Fukui, ông tỉnh trưởng Kuzumara Nishikawa đã trao quyết định cho chính phủ chính thức đồng ý với việc tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân Oi nằm trên địa phận tỉnh Fukui.
Với một quyết sách hệ trọng và đầy tính trách nhiệm như vậy, sự phân cực về hai phía, ủng hộ và chống đối chính phủ đương quyền Nhật là điều có thể tiên liệu trước và khó tránh khỏi.
Sự ủng hộ nhận được từ giới doanh nghiệp, các tổ chức lớn tập hợp doanh nghiệp của Nhật Bản như Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Kedanren), Phòng thương mại và công nghiệp Nhật Bản.
Sự chống đối thể hiện qua làn sóng phản đối mạnh mẽ điện hạt nhân, ngay sau khi lời tuyên bố ra lệnh tái khởi động các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Oi và ngay trước phủ thủ tướng ở Tokyo. Rõ ràng, quá trình đảo chiều tình hình điện hạt nhân nước Nhật là một con đường đầy chông gai.
Hoàng Hà
Theo Vietnamnet