Với việc tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân Oi, Chính phủ Nhật Bản đã tiến được một bước quan trọng trong việc khôi phục lại nền công nghiệp điện hạt nhân chiếm 30% tổng điện năng quốc gia.
Với việc tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân Oi, Chính phủ Nhật Bản đã tiến được một bước quan trọng trong việc khôi phục lại nền công nghiệp điện hạt nhân chiếm 30% tổng điện năng quốc gia.
Ê kíp vận hành ở Nhà máy điện hạt nhân Oi, Nhật bản, đang tái khởi động lò phản ứng.
Vào 9 giờ tối (giờ địa phương) Chủ nhật, ngày 01/07/2012, lò phản ứng số 3 của Nhà máy điện hạt nhân Oi đã được lệnh tái khởi động lại.
Kíp điều hành các lò phản ứng ở Nhà máy điện Oi, thuộc Tập đoàn điện lực Kansai, đã được lệnh bấm nút rút thanh khống chế phản ứng phân hạch hạt nhân từ khối nhiên liệu uranium để tái khởi động lò phản ứng số 3.
Theo dự kiến, lò phản ứng này sẽ đạt đến tình trạng tới hạn vào sáng sớm 2/7 để bắt đầu xảy ra phản ứng dây chuyền. Lò sẽ bắt đầu phát điện sau 2 ngày nữa và hoạt động ở công suất cực đại danh định vào ngày 8/7 tới.
Kế hoạch tiếp theo là tái khởi động lò phản ứng số 4, có thể từ ngày 17/7, và sẽ đạt công suất cực đại trước ngày 24/7. Như thế, các lò phản ứng số 3 và số 4 của Nhà máy Oi trở thành các lò thương mại đầu tiên được tái khởi động kể từ sự cố hạt nhân Fukushima vào tháng 3/2011 và cũng là các lò đầu tiên được hoạt động trở lại và đưa điện lên lưới điện quốc gia kể từ ngày 5/5/2012; khi toàn bộ 54 lò phản ứng tại Nhật Bản bị đóng cửa và kéo dài suốt 2 tháng nay.
Với việc tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân Oi, Chính phủ Nhật Bản đã tiến được một bước quan trọng trong việc khôi phục lại nền công nghiệp điện hạt nhân chiếm 30% tổng điện năng quốc gia.
Và vậy là quyết định ban hành ngày 16/6 của chính phủ Nhật cho tái khởi động các lò phản ứng ở Nhà máy Oi đã được thực thi sau khi thực hiện các khâu kiểm tra an toàn hạt nhân theo các tiêu chuẩn an toàn được soạn thảo, mặc dù quan điểm về quyết sách này của Chính phủ Nhật đã và đang phân hóa sâu sắc và các cuộc tranh cãi vẫn còn gay gắt.
Ngay trước hôm tái khởi động lò số 3 của Nhà máy Oi, ngày 29/6, một cuộc biểu tình lớn hàng vạn người đã diễn ra trước cửa Phủ Thủ tướng ở Tokyo. Và các nhóm phản đối cũng đã tụ tập gần cổng nhà máy điện từ tối 30/6 cho đến nay.
Người phát ngôn của Tập đoàn Điện lực Kansai cho biết: người biểu tình khiến công nhân khó vào được nhà máy, nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động của Nhà máy Oi. Tức là, pháp luật đã được thực hiện dân chủ và nghiêm túc ở nước Nhật trong thời điểm đầy nhạy cảm của quá trình hồi phục nền công nghiệp điện hạt nhân.
Hoàng Hà
Theo Vietnamnet