Những ngày cuối tháng 12 vừa qua được xem là thời điểm “bội thu” của truyền thông Trung Quốc, khi khai thác hàng loạt chiêu trò phô trương tiền của để tiễn biệt năm cũ, nghênh đón tân niên của dân nhà giàu.
Những ngày cuối tháng 12 vừa qua được xem là thời điểm “bội thu” của truyền thông Trung Quốc, khi khai thác hàng loạt chiêu trò phô trương tiền của để tiễn biệt năm cũ, nghênh đón tân niên của dân nhà giàu.
Dốc tiền tổ chức tiệc mừng năm mới cho con tại khách sạn 5 sao
Mới đây, dư luận Trung Quốc được phen tranh luận “nảy lửa” trước sự việc: các phụ huynh giàu có vung tiền tổ chức tiệc mừng năm mới cho con cái họ đang "dùi mài kinh sử" ở bậc... tiểu học của trường ĐH Bắc Kinh.
Khách sạn 5 sao Wenjin, nơi các phụ huynh định vung tiền tổ chức tiệc đón năm mới cho con cái.
Theo thông tin của trang Hoàn cầu, các phụ huynh dự định thuê hội trường trong vòng nửa ngày tại khách sạn 5 sao sang trọng Wenjin với mức phí 9.000 NDT (khoảng 29 triệu đồng) để bày biện cỗ bàn, giúp con tận hưởng không khí chào đón năm mới vui vẻ, rộn ràng.
Yang Yu, một bình luận viên của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc gay gắt chỉ trích, chọn nơi quá sang trọng để tổ chức tiệc cho học sinh tiểu học sẽ tạo nên những tiền lệ không tốt và khiến bọn trẻ chỉ biết hưởng thụ. Người này kêu gọi, các bậc phụ huynh nên dạy con trân trọng giá trị của tiền bạc và sự thanh đạm trong cuộc sống. Thực tế, câu chuyện này chỉ là một “giọt nước tràn ly”, sau hàng loạt bê bối khoe của quá "lố" của giới nhà giàu nước này trong năm 2011.
Nườm nượp xuất ngoại mua sắm
Khi cuộc sống đã quá đầy đủ, xa hoa, con người thường nảy sinh tâm lý chán ngán những gì mình có và kiếm tìm mọi điều mới lạ. Với nhà giàu đại lục, hàng hiệu bày bán trong những khu thương mại sầm uất tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân… đã không còn hấp dẫn họ. “Đến hẹn lại lên”, vào dịp cuối năm, những đại gia, tỷ phú nước này lại dốc tiền tới Hong Kong hoặc xuất ngoại, để thỏa chí mua sắm quần áo, mỹ phẩm hay những vật dụng trong nhà.
Một cảnh mua sắm nhộn nhịp của người Trung Quốc tại trung tâm thương mại lớn của Hong Kong.
Theo Shanghai Daily, năm qua, có hơn 5.000 khách du lịch Trung Quốc tràn vào trung tâm Macy’s của Las Vegas, Mỹ để mua sắm, trong đó, 800 người tới từ Bắc Kinh và Quảng Châu. Thu nhập bình quân trong năm của họ là từ 200.000 – 1.000.000 NDT (tương đương 660 triệu – 3,3 tỷ đồng). Họ vung tiền tới Macy’s chỉ để tận hưởng hai tiếng ngắm đồ và mua sắm. Đây được xem là ví dụ điển hình cho phong trào xuất ngoại shopping của nhà giàu đại lục.
Còn theo thống kê của Financial Times, trong năm 2010, khách du lịch Trung Quốc đã “đóng góp” khoản tiền 350 triệu bảng cho nước Anh chỉ để thỏa mãn nhu cầu mua sắm. Trào lưu này khiến Chính phủ xứ sở sương mù đang hướng sự quan tâm và triển khai những chương trình “chăm sóc” đặc biệt với đối tượng khách hàng tiềm năng là người Trung Quốc.
Thiếu gia “xõa” tiền thuê bạn gái vui xuân
Ham hố mua sắm hay bày biện cỗ bàn như trên đã là thú vui quen thuộc của nhà giàu Trung Quốc, nhưng chiêu “xõa” tiền thuê người yêu du xuân mới chỉ “lấp ló” xuất hiện một, hai năm nay. Mới đây, một thiếu gia 26 tuổi tại Bắc Kinh đã mạnh dạn rao tuyển bạn gái chơi Tết trên mạng xã hội với lời lẽ khá sốc.
Anh chàng này dự định thuê người yêu trong vòng 7 ngày với mức thù lao khá khủng: 800 NDT/ngày (tương đương 2,6 triệu đồng/ngày). Nếu diễn tốt vai trò, cô gái sẽ được nhận thêm khoản tiền thưởng 2.000 NDT (tương đương 6,6 triệu đồng), thậm chí có cơ hội lĩnh mức bồi dưỡng cao nhất là 10.000 NDT (tương đương 33 triệu đồng). Để tăng sức thuyết phục, thiếu gia này còn tung ảnh chân dung và chiếc xe cưng Audi A4, nhằm PR thêm mức độ giàu có của mình.
Khi thông tin lan tràn chóng mặt trên các trang mạng xã hội, nhiều ý kiến tỏ ra “dị ứng” với chiêu khoe của thái quá của anh chàng này. Để xoa dịu dư luận, thiếu gia Bắc Kinh lý giải: “Tôi buộc phải vung tiền thuê bạn gái để chiều lòng cha mẹ. Họ luôn thúc giục chuyện hôn nhân của tôi”.
Trước sự việc này, chuyên gia tâm lý Lý Vĩ bình luận: “Hiện tượng này đã trở nên quen thuộc với giới trẻ. Nhưng mức giá mà chàng thanh niên này đưa ra quả ít gặp. Dù chịu nhiều áp lực từ cha mẹ trong chuyện hôn nhân đại sự, bạn vẫn có thể chọn giải pháp nhẹ nhàng là giãi bày, chia sẻ cùng phụ huynh, thay vì đối phó giả tạo như vậy”.
Muôn kiểu thưởng Tết vui xuân đóng mác "Made in China"
Để tiễn đưa năm cũ, chào đón một năm làm ăn phát tài, thăng quan tiến chức, các ông chủ giàu có Trung Quốc đã hào phóng chi tiền, thậm chí tặng cả xe sang trong dịp thưởng cuối năm 2011 để “cưng nịnh” nhân viên của mình.
Huỳnh Hiểu Minh với mức thưởng là chiếc xe hơi hào nhoáng cho nhân viên vào dịp cuối năm.
Xếp hàng đầu trong danh sách này phải kể tới những ông chủ của nhà máy ô tô Đại Chúng (Santana) số 1. Ban quản lý tại đây “chơi trội” tới mức thưởng 27 tháng tiền lương cho toàn bộ nhân viên. Theo xác nhận của đại diện Santana, 27 tháng lương ở đây là lương cơ bản. Dù vậy, mức thưởng tối thiểu của một công nhân bình thường trong nhà máy này cũng lên tới 80.0000 NDT (tương đương 264 triệu đồng).
Trong khi đó, ông chủ Tập đoàn đầu tư Thế Đại thì “hầm hố” tuyên bố trên trang Weibo, rằng, sẽ tạo điều kiện cho nhân công xuất sắc được nghỉ 30 ngày phép hưởng nguyên lương ngay sau Tết dương lịch. Bên cạnh đó, ông chủ giàu có và hào phóng này còn cam đoan, mỗi nhân viên còn được hưởng khoản tiền thưởng nhiều tới 6 con số (tính bằng chục vạn tệ), để mọi người thỏa thuê mua sắm và tận hưởng một dịp Tết cổ truyền sung túc nhất.
Riêng minh tinh Huỳnh Hiểu Minh, một đại gia có tiếng trong làng giải trí Hoa ngữ thì nói lời chào năm cũ đầy ấn tượng với kế hoạch thưởng Tết cho nhân viên trong công ty giải trí của mình vô cùng hậu hĩnh. Chàng diễn viên điển trai nhấn mạnh, mức thưởng Tết cao nhất sẽ là một chiếc xe hơi trị giá một triệu NDT (hơn 3,2 tỷ đồng).
Cát Miên
Theo Dat Viet