Nhắc đến mùa thu, một trong những việc làm thư giãn lý tưởng chính là ăn bánh, uống trà và đọc sách. Một ly trà ấm, thơm nhẹ nhàng vô cùng thích hợp cho tiết trời mát mẻ.
Trà Phổ Nhĩ
Trà phổ nhĩ được biết đến là loại trà ngon giá trị và có nguồn gốc tử Phổ Nhĩ, một khu vực cận phía Nam Trung Quốc. Trà phổ nhĩ được chế biến từ lá của cây trà Shan tuyết cổ thụ được đóng thành những bánh trà và để trà lên men tự nhiên.
Thời gian lên men trà phổ nhĩ có thể lên đến cả trăm năm, chính quãng thời gian lâu như vậy đã tạo ra các vi sinh vật có lợi giúp giá trị dinh dưỡng có trong trà tăng cao. Do vậy, trà phổ nhĩ càng để lâu thì giá trị của trà càng cao
Trà phổ nhĩ được biết có loại trà có mùi mốc nhẹ đặc trưng và trà có màu đỏ đậm. Và quá trình lên men tự nhiên đã làm trà có vị chát dần chuyển sang ngọt, vị gắt dần dịu hơn.
Trà phổ nhĩ có 2 loại: Trà phổ nhĩ sống và phổ nhĩ chín đều có dược tính rất tốt cho sức khỏe.
Phổ nhĩ chín: Được làm theo phương pháp cổ truyền lâu đời trải qua các công đoạn: Hái trà – sao trà – phơi nắng – đóng thành bánh trà để lên men – lưu trữ. Phổ nhĩ chín do được làm khô bằng ánh nắng mặt trời tự nhiên nên các enzym trong trà không bị tiêu diệt hết mà sẽ tham gia hoàn toàn vào quá trình lên men lưu trữ kéo dài hơn 100 năm. Nhờ đó mà phổ nhĩ chín sẽ có hương vị độc đáo và biến đổi theo thời gian.
Phổ nhĩ sống: Khác với phổ nhĩ chín, phổ nhĩ sống không trải qua giai đoạn sao trà mà chỉ được đem đi phơi nắng và sử dụng phương pháp lên men cưỡng bức bằng các kỹ thuật khoa học hiện đại tại các nhà máy. Nhờ đó, thời gian lưu trữ và lên men trà rút ngắn còn vài tháng đồng thời hương vị trà ít mốc hơn với phù hợp với người mới thưởng trà.
Trà Phổ Nhĩ Quýt (Trà Tiểu Thanh Cam)
Vào mùa thu, cơ thể rất dễ “phế khí, tổn thương thân thể”, xuất phát từ phổi mà ra. Nếu phổi không được dưỡng khí tốt sẽ dễ dẫn đến các bệnh về đường ruột và hô hấp. Vì thế, để tránh hanh khô và phòng phế khí, ta phải dưỡng ẩm cho phổi. Loại trà phù hợp nhất vấn đề này đó là trà Tiểu Thanh Cam. Vỏ quýt trong trà có tính ôn, có tác dụng dưỡng âm, dưỡng phổi và điều hòa ga khí, dưỡng dạ dày. Không chỉ vậy, mùi hương thơm nồng nhưng thanh tao của trà sẽ khiến tâm trạng bạn cảm thấy sảng khoái, thông suốt, vui vẻ hơn rất nhiều.
Tiểu Thanh Cam mang màu nâu đỏ đặc trưng sau khi pha, màu nước trong trẻo, đậm đà gây đem lại ấn tượng thị giác mạnh mẽ. Vị trà là sự dung hợp giữa hương quýt ngọt ngào, tinh khiết, tinh dầu quýt ấm nồng vị nắng và cái chất ngọt dịu, đậm đà của trà Phổ Nhĩ. Tất cả tạo nên hương vị trà độc đáo, nếm một lần sẽ lưu luyến không quên.
Sự thanh mát nơi đầu lưỡi, vị ngọt ngào tươi mới quyện với chút đắng nhẹ kéo theo hậu vị ngọt ngào mang đến cho bạn những trải nghiệm vị giác ấn tượng qua từng lớp hương, từng hương vị.
Trà Ô long
Ông cha ta thường có câu: “Mùa xuân uống trà hoa, mùa hạ xuống trà xanh, mùa thu thanh trà, mùa đông hồng trà”. Thanh trà hay còn gọi là trà Ô long, rất phù hợp với mùa thu. Cơ thể và độ ẩm vào đầu thu vẫn chưa khôi phục lại trạng thái cân bằng do còn nhiệt độ từ mùa hè chưa tan lại gặp không khí khô, thời tiết mát.
Trà Ô long có tính ấm vừa phải, có thể dưỡng ẩm cho da, giữ ẩm cổ họng, thanh nhiệt cơ thể. Từ đó có tác dụng làm hết khô da và tăng cường độ ẩm. Thêm vào đó, trà có hương hoa cỏ, trái cây, dự vị ngọt ngào… tất cả khiến người ta mê mẩn dù ngửi hay uống. Tuy nhiên khi uống trà Ô long, bạn lưu ý không uống nước trà sau khi để nguội.
Hoàng Anh/KTDU