Sự kiện hot
13 năm trước

Những quốc gia “ngốn” tài nguyên nhất thế giới

Tài nguyên thiên nhiên trên Trái đất chỉ có hạn, song hiện tại con người đang sử dụng nguồn tài nguyên này ở tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với khả năng sản xuất ra nguồn tài nguyên mới của hành tinh.

Tài nguyên thiên nhiên trên Trái đất chỉ có hạn, song hiện tại con người đang sử dụng nguồn tài nguyên này ở tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với khả năng sản xuất ra nguồn tài nguyên mới của hành tinh.

1. Qatar

Qatar là nước có lượng phát thải carbon tính trên đầu người cao nhất trên thế giới, thậm chí cao gấp 3 lần so với Mỹ.

Theo bản báo cáo từ dữ liệu thu thập của Qũy quốc tế bảo vệ động vật hoang dã (WWF) và Mạng lưới Dấu chân sinh thái toàn cầu (GFN), nếu con người sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên như người dân Qatar, thì nguồn tài nguyên trên Trái đất sẽ phải tăng gấp 5 lần mới có thể đáp ứng nhu cầu của con người.

Hiện tại mỗi năm, con người đang sử dụng nguồn tài nguyên cao gấp 50% so với tài nguyên mà Trái đất có thể tái tạo. Tới năm 2030, mỗi năm nguồn tài nguyên mà con người sử dụng sẽ bằng 2 hành tinh.

Lý do khiến Qatar đứng đầu danh sách các nước tiêu thụ tài nguyên lớn nhất thế giới là do trữ lượng dầu tại quốc gia này không thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của cả đất nước, trong khi mức tiêu thụ năng lượng của quốc gia Trung Đông này luôn đạt con số "trên trời".

Người dân Qatar được sử dụng nước và điện miễn phí do nguồn nước sinh hoạt tại khu vực Trung Đông được sản xuất từ quy trình khử muối nước biển. Trong khi nhu cầu sử dụng năng lượng tăng 7%/năm để chạy các máy khử muối và điều hòa nhiệt độ nhằm duy trì cuộc sống trên sa mạc.

2. Kuwait

Nằm gần với Qatar, giá gas tại Kuwait thuộc loại thấp nhất trên thế giới nhưng mức thu nhập bình quân đầu người (GDP) lại vào hàng cao nhất thế giới. Theo GFN, trung bình mỗi người dân Kuwait đang tiêu thụ nguồn tài nguyên gấp 22 lần so với nguồn tài nguyên mà đất nước này có thể tự cung cấp.

3. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE)

Mặc dù là nước đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu dầu chỉ sau Ả Rập Saudi, Nga và Iran, song các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã công bố kế hoạch tăng cường sản xuất năng lượng tái tạo, thậm chí cả một dự án sản xuất năng lượng tập trung công suất 1 gigawatt.

Thành phố Dubai với gần 1,5 triệu người trở thành trung tâm mua sắm và một khu nghỉ dưỡng trượt tuyết trong nhà lớn nhất thế giới, song hầu như toàn bộ năng lượng phục vụ cho hoạt động sống đều từ việc đốt cháy khí tự nhiên. Đây chính là lý do khiến UAE trở thành quốc gia ngốn tài nguyên lớn thứ 3 trên thế giới.

4. Đan Mạch

Lượng phát thải carbon của Đan Mạch bằng 1/2 so với Mỹ nhưng nhu cầu sử dụng đất đai trồng trọt lại cao hơn Mỹ rất nhiều. Theo tính toán, diện tích đất phân bổ tại Đan Mạch là 2 héc-ta/ người – lớn gấp 2,5 lần tổng diện tích đất của Đan Mạch.

5. Mỹ

Nếu mọi người sống bằng mức tiêu thụ tài nguyên trung bình của người dân Mỹ, thì toàn bộ nguồn tài nguyên hàng năm của Trái đất sẽ cạn kiệt vào cuối tháng 3.

Nước Mỹ nổi tiếng với những con đường dài, mạng lưới giao thông công cộng do đó nhu cầu sử dụng nhiên liệu và lượng phát thải carbon tính trên đầu người luôn ở mức cao.

6. Bỉ

Sức tải sinh học (BC) trong đất đai trồng trọt của Bỉ luôn ở mức cực thấp, do đó Bỉ luôn phải nhập khẩu thực phẩm. Đây chính là lý do Bỉ nằm trong danh sách của GFN.

BC là khả năng hệ sinh thái tạo ra vật chất sinh học hữu dụng và hấp thụ chất thải do con người tạo ra.

7. Australia

Australia là quốc gia có lượng carbon phát thải lên tới 28,1 tấn/người – một trong những nước có tỷ lệ phát thải cao nhất thế giới.

Ngoài ra, diện tích đất phục vụ nhu cầu trồng gỗ, lương thực và đồng cỏ chăn thả là khoảng 7 héc-ta/người – diện tích đất cao gấp 4 lần so với mức trung bình sử dụng đất của con người trên toàn thế giới.

8. Canada

Sức tải sinh học của Canada là 14,92 héc-ta/người – cao hơn 5,5 lần so với mức tiêu thụ toàn cầu. Do đó, nếu mọi nơi trên thế giới có nguồn tài nguyên dồi dào như Canada, con người sẽ thoải mái sống mà không cần phải lo lắng về việc thiếu tài nguyên sống.

Song các thành phố của Canada lại là nơi tiêu thụ năng lượng cực lớn. Canada là nước đứng thứ bảy trên thế giới về tỷ lệ phát thải khí CO2 tính theo đầu người. Trong đó, tổng lượng phát thải khí nhà kính tại Canada tăng 24% kể từ giai đoạn 1990 – 2008.

9. Hà Lan

Mặc dù, Hà Lan là nước có rất nhiều trang trại chăn nuôi cừu, song thực tế người Hà Lan tiêu thụ thịt nhiều hơn cả lượng thịt họ sản xuất.

Hà Lan - một đất nước nhỏ bé với mật độ dân số cao với rất ít diện tích đất trồng trọt và cánh đồng chăn thả gia súc, nhưng tốc độ tiêu thụ tài nguyên (gồm năng lượng, thực phẩm) tại Hà Lan lại cao gấp 6 lần so với sức sản xuất của quốc gia này, thậm chí gấp 3 lần tổng tài nguyên Trái đất cung cấp.

10. Ireland

Năm 2008, lượng phát thải khí nhà kính tính theo đầu người tại Ireland đứng thứ 2 trong Liên minh châu Âu. Trong đó, nông nghiệp là nguồn phát thải carbon lớn nhất, song kể từ năm 1998, lượng khí thải từ xe cộ tại đất nước này cũng đã tăng gấp đôi.

Tuy nhiên trong những năm qua, Ireland cũng đã ghi nhận những chuyển biến tích cực khi vào năm 2009, lượng khí phát thải t các phương tiện giao thông đã giảm và nhờ tăng cường sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo kể từ những năm 2000, mà lượng khí nhà kính phát tán từ ngành năng lượng đã giảm 10%.

Minh Thu
Theo Infornet

Từ khóa: