Nguồn gốc của nước trên Trái đất từ lâu đã trở thành chủ đề cho nhiều cuộc tranh luận sôi nổi trong giới khoa học với 2 giả thuyết chính được đưa ra: từ các tiểu hành tinh hoặc sao chổi.
Nguồn gốc của nước trên Trái đất từ lâu đã trở thành chủ đề cho nhiều cuộc tranh luận sôi nổi trong giới khoa học với 2 giả thuyết chính được đưa ra: từ các tiểu hành tinh hoặc sao chổi.
Mới đây, kết quả phân tích thành phần các thiên thạch chỉ ra rằng nước không bắt nguồn ở một nơi nào đó bên ngoài hệ Mặt trời, và như vậy, phát hiện này đã ủng hộ giả thuyết thứ nhất.
Nước trên Trái đất được cho bắt nguồn từ các tiểu hành tinh.
(Ảnh: SpecialistStock/Rex Features)
Thiên thạch có tên chondrite cacbon chứa nhiều dấu hiệu của nước và các yếu tố dễ bay hơi như cacbon, nitơ, hydro. Để tìm hiểu xem giữa sao chổi và tiểu hành tinh đâu mới là ngôi nhà thực sự của chondrite cacbon, nhóm nghiên cứu Học viện Carnegie Washington (Mỹ) do Conel Alexander dẫn đầu đã tiến hành đo lượng deuterium (một đồng vị nặng của hydro) trong 86 mẫu chondrite (thiên thạch dạng hình cầu) được tìm thấy trên Trái đất.
Thông thường, những vật chất hình thành càng xa mặt trời thì càng có xu hướng giàu deuterium. Thử nghiệm lần này lại cho thấy lượng deuterium trong các thiên thạch đó ít hơn đáng kể so với sao chổi và như vậy, nhiều khả năng chúng có nguồn gốc từ nơi khá gần gũi với mặt trời chứ không thể là sao chổi – một loại thiên thể sinh ra ở vòng ngoài băng giá của hệ mặt trời.
Tuy đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau về quá trình hình thành nước trên hành tinh chúng ta nhưng giả thuyết vừa chứng minh này được xem là hợp lý hơn cả, nhóm chuyên gia kết luận.
Theo Datviet, Newscientist