Sự kiện hot
12 năm trước

Olympic: Đấu trường các nền kinh tế lớn

Tại Olympic 2012, cuộc tranh đua thứ hạng ngày càng kịch tính. Dỳ Mỹ đã vươn lên dẫn đầu nhưng Trung Quốc vẫn đang thể hiện là đối thủ đe dọa vị trí số một của Mỹ giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng. Nhiều nhà bình luận đã xem sự cạnh tranh trên bảng huy chương tại đấu trường Olympic nhiều năm nay là tấm gương phản chiếu sự đi xuống của Mỹ và sự tiến bộ của Trung Quốc về kinh tế.

Tại Olympic 2012, cuộc tranh đua thứ hạng ngày càng kịch tính. Dỳ Mỹ đã vươn lên dẫn đầu nhưng Trung Quốc vẫn đang thể hiện là đối thủ đe dọa vị trí số một của Mỹ giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng. Nhiều nhà bình luận đã xem sự cạnh tranh trên bảng huy chương tại đấu trường Olympic nhiều năm nay là tấm gương phản chiếu sự đi xuống của Mỹ và sự tiến bộ của Trung Quốc về kinh tế.

Trong lịch sử không phải chưa từng diễn ra sự cạnh trong thể thao để khẳng định sức mạnh kinh tế như tại Olympic 2012. Thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh lạnh, sức mạnh ngang ngửa của Mỹ và Liên Xô thường xuyên được đo bằng những tấm huy chương vàng, bạc và đồng tại các kỳ đại hội thể thao quốc tế. Tuy nhiên, khi Trung Quốc vươn lên vị trí số 2 trong nền kinh tế thế giới thì cuộc cạnh tranh này đã chuyển sang cặp Mỹ - Trung.

Năm 2004 đánh dấu bởi sự lên ngôi của Mỹ tại Athens, Hy Lạp. Tuy nhiên, sau đó Trung Quốc đã giành lại phần thắng khi Olympic được tổ chức tại nước này cách đây 4 năm. Nhiều nhà bình luận đã xem sự đổi ngôi đó như là một biểu hiện cho sự đi xuống của Mỹ và sự tiến bộ của Trung Quốc về kinh tế.

Quay ngược lại thời gian, nếu như năm 1988, vị trí thứ 11 trên bảng tổng sắp huy chương Olympic được người Trung Quốc xem là “mất thể diện quốc gia” thì 20 năm sau, Trung Quốc đã giành tới hàng trăm huy chương các loại và đó là kết quả của khoảng 8 tỷ USD tiền đầu tư.

Không chỉ là cuộc cạnh tranh âm thầm giữa hai cường quốc số 1 và số 2 thế giới. Các chuyên gia còn chứng minh sức mạnh của kinh tế được phản chiếu vào thành tích tại các kỳ đại đội thể thao của các quốc gia trên thế giới như thế nào.
Cụ thể, hai thập kỷ gần đây là giai đoạn chúng ta chứng kiến cuộc đua hào hứng giữa BRICS và G7. Sự kết thúc của Liên bang Xô Viết đưa Nga trở lại với đúng là Nga và cùng với Trung Quốc, trở lại Olympic sau một thời gian dài vắng bóng, đã giúp các kỳ Thế vận hội trở nên gay cấn hơn nhiều.

Động lực đằng sau tự tiến bộ gần đây của nhóm BRICS, giống như sự phát triển trong đời sống kinh tế chính trị của các quốc gia này trong thời gian qua.
Năm 2008, Trung Quốc đã vượt Nga để trở thành quốc gia giành được nhiều huy chương nhất của nhóm BRICS. Trung Quốc có lợi thế của một nước chủ nhà tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008, nhưng vị thế thể thao đang lên của nước này cũng là kết quả của những nguồn lực khổng lồ đã được tập trung cho mục tiêu giành vinh quang trên đấu trường Olympic.

Dĩ nhiên, thành tích Olympic sẽ không bao giờ là tấm gương phản chiếu chính xác các điều kiện kinh tế. Kenya và Ethiopia là 2 ví dụ, thường có thứ hạng đáng nể trên các bảng tổng sắp huy chương, nhưng đây là hai quốc gia có nền kinh tế thuộc diện kém phát triển nhất thế giới.

Hải Đăng
Theo Vietnamnet

Từ khóa: