Đã có rất nhiều dự đoán, phân tích trái chiều xung quanh triển vọng phát triển mà Olympic London có thể mang lại cho kinh tế Anh. Một tuần đã trôi qua và những kỳ vọng về một sự bứt phá kỳ diệu dường như đang vụt tắt với London(?)
Đã có rất nhiều dự đoán, phân tích trái chiều xung quanh triển vọng phát triển mà Olympic London có thể mang lại cho kinh tế Anh. Một tuần đã trôi qua và những kỳ vọng về một sự bứt phá kỳ diệu dường như đang vụt tắt với London(?)
Ngược lại với phản ứng mạnh mẽ của dư luận về khoản chi phí khổng lồ cho thế vận hội, Thủ tướng David Cameron lại đặt niềm tin lớn vào khoản đầu tư này. Ông dự đoán Olympic London 2012 có thể tạo ra doanh thu 13 tỷ bảng. Lạc quan là vậy nhưng liệu điều đó có thể trở thành hiện thực và kỳ vọng của ngài thủ tướng có phải là hợp lý?
Lạc quan và tin tưởng
Theo ước tính của tờ Insead Knowledge, chi phí cho Olympic London 2012 là hơn 9 tỷ bảng. Việc mạnh tay chi cho thế vận hội thực sự đã làm oải lòng những người đang phải gánh chịu hậu quả của chính sách thắt lưng buộc bụng. Kinh tế của nước này liên tiếp tăng trưởng âm trong những quý vừa qua. Trên tạp chí New York Times, tác giả nổi tiếng China Mieville đã viết “Đây là thời điểm đất nước đang phải thắt lưng buộc bụng, thư viện và các câu lạc bị đóng cửa. Dẫu vậy, là nhà tổ chức, việc chi tiêu cho Olympic là không thể bàn cãi. Nhưng nếu Anh không đăng cai thế vận hội thì liệu chính phủ có thể rộng tay chi cho hệ thống an sinh xã hội? Hay là vẫn tiếp tục cắt giảm”?
Ngược lại với những phản ứng gay gắt của dư luận về khoản chi phí khổng lồ, Thủ tướng David Cameron lại đặt niềm tin rất lớn và khoản đầu tư này. Ông dự đoán Olympic London 2012 có thể tạo ra doanh thu 13 tỷ bảng.
Lạc quan là vậy nhưng liệu điều đó có thể trở thành hiện thực và kỳ vọng của ngài thủ tướng có phải là hợp lý?
Buổi khai mạc vô cùng hoành tráng đã diễn ra và thực sự làm nức lòng người hâm mộ. Ông Martin Sorrell, nhà quảng cáo thành công nhất nước này nhận định: “Thương hiệu Anh đã nóng lên rất nhiều sau lễ khai mạc Olympic vừa qua”.
Nhiều trung tâm mua sắm ở London vắng hoe những ngày diễn ra Olympic.
Martin Sorrell là Giám đốc điều hành của WPP, hãng quảng cáo hàng đầu thế giới. Ông cho rằng lễ khai mạc Olympic London đã thể hiện sự thông thái của nước Anh vì đã thành công trong việc truyền tải thông điệp cũng như hình ảnh của đất nước đến bạn bè quốc tế. Xét về mục tiêu quảng bá, lễ khai mạc này đã thành công tuyệt đối.
Tuy nhiên ông cũng cảnh báo rằng, chưa có sự bứt phá về tiêu dùng quanh mùa thế vận hội như mong đợi.
Trước đó, theo Ngân hàng Anh (Bank of England), Olympic London 2012 không những sẽ giúp ngành du lịch trong nước bùng nổ mà còn giúp nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.
Cũng trong một báo cáo, Visa - một trong những nhà tài trợ chính thức của thế vận hội đã dự báo ngành tiêu dùng sẽ tạo ra thêm 800 triệu bảng trong thời gian diễn ra thi đấu. Trong khi đó cả thị trưởng Boris Johnson và Sebastian Coe, chủ tịch hội đồng tổ chức Olympic London 2012 cũng tỏ ra hết sức lạc quan về những triển vọng kinh tế, cơ hội việc làm sau mùa thế vận hội.
Có thực sự dễ dàng?
Tuy nhiên hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng, tác động của Olympic là không đáng kể đối với kinh tế thành phố và càng khó lòng có thể vực dậy được nền kinh tế của đất nước.
Hồi tháng 5 vừa qua, Moody đã công bố một báo cáo mang tên: “Olympics London 2012 thúc đẩy tăng trưởng ngắn hạn nhưng không là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp".
Moody cho rằng, mặc dù thế vận hội Olympic 2012 sẽ mang đến cơ hội khổng lồ để quảng bá thị trường nhưng có lẽ lợi ích mà các doanh nghiệp cũng như cả nền kinh tế có được chỉ là tạm thời chứ về lâu dài là điều không thể.
“Nhìn chung, chúng tôi cho rằng Olympics sẽ không thể giúp Anh ổn định được nền kinh tế một cách bền vững. Tác động của việc phát triển cơ sở hạ tầng đối với GDP có thể được nhận thấy, nó không quá nổi bật”, Richard Morawetz, phó chủ tịch tập đoàn tài chính doanh nghiệp của Moody cho biết.
Các khu vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng, hay bán lẻ đương nhiên cũng sẽ gặt hái những thành công nhất định trong khoảng thời gian diễn ra thế vận hội nhưng hiệu ứng tích cực của nó không tồn lại được lâu dài. Moody cũng cảnh báo.
"Việc xây dựng cơ sở hạ tầng đã được triển khai vài năm qua nhưng dường như nó cũng không mang lại thành quả đáng kể cho nền kinh tế Anh", Moody lập luận.
Đồng quan điểm, Citigroup cho hay, kinh tế sẽ tăng trưởng chậm lại vào hai quý sau mùa thế vận hội.
Trong khi đó ngân hàng Goldman Sachs dự báo, tác động tích cực ban đầu của thế vận hội lên nền kinh tế có thể đủ để giúp Anh tạm thời vượt qua suy thoái. Song, với viễn cảnh mờ mịt thì khó có thể thấy được những động lực thực sự ấn tượng.
Kỳ vọng vụt tắt
Chuỗi thời trang nổi tiếng Next cho biết, Olympics đã ảnh hưởng rất nhiều đến kỳ vọng kinh doanh của họ tại thành phố London khi lượng du khách và người địa phương đến với thủ đô không được như mong đợi. Next là nhà bán lẻ đầu tiên đưa ra cảm nhận về tình hình kinh doanh trong mùa thế vận hội. Điều này đã làm dấy lên nỗi lo sợ Olympics sẽ không thể kéo Anh thoát khỏi suy thoái.
Olympic sắp kết thúc và kỳ vọng về sự bứt phá cho kinh tế Anh sau Olympics
dường như đang vụt tắt(?)
Giám đốc điều hành của Next, ông Lord Wolfson cho biết, 23 cửa hàng của họ ở London đã bị ảnh hưởng bất lợi trong khoảng thời gian diễn ra thế vận hội vừa qua. Ông cho rằng sẽ không có có một loại hình bán lẻ nào có thể bùng nổ từ thế vận hội. “Trong hai tuần diễn ra thế vận hội năm nay ngành bán lẻ sẽ không có dấu hiệu tích cực bởi người dân có xu hướng ở nhà và theo dõi các trận đấu trên truyền hình hơn là ra ngoài và mua sắm. Chúng tôi dự đoán rằng nền kinh tế sẽ giậm chân tại chỗ trong một thời gian nữa”, ông khẳng định.
Trong khi đó, các chủ cửa hàng tại trung tâm thành phố cũng cho biết, họ đang gặp phải rủi ro lớn khi mà lượng du khách và người dân địa phương tìm đến thế vận hội còn rất khiêm tốn.
Theo tập đoàn nghiên cứu Experian, lượng người mua sắm đến với hệ thống cửa hàng của thành phố đã giảm mạnh. Trước buổi khai mạc thế vận hội, con số này đã giảm hơn 10% so với một năm trước đó. Những ngày qua, người ta cũng không chứng kiến cái cảnh đông đúc, nhộn nhịp tại các khách sạn như mong đợi.
Đương nhiên, trên thực tế đã có một lượng du khách nước ngoài nhất định đến London nhưng mọi năm vào thời điểm này, khách du lịch của thành phố cũng không phải là ít.
Ngành du lịch tất nhiên sẽ bị ảnh hưởng khi lượng du khách tiềm năng quyết định không tới London do lo ngại tình hình giao thông bị tắc nghẽn hay tệ nạn móc túi…lớn hơn số lượng người hâm mộ tới đây chỉ để thưởng thức những trận thi đấu bởi mức chi trên đầu người ở hai nhóm du khách này là hoàn toàn khác nhau. Những ai tới London để xem thi đấu trong vòng hai tuần sẽ chi dùng ít hơn những người đến với mục đích du lịch và mua sắm.
Không những thế, người Anh có vẻ như đang thờ ơ với trung tâm thủ đô Olympics. Một lượng lao động phải làm việc tại nhà trong thời gian diễn ra thế vận hội và sự lựa chọn của họ sẽ là theo dõi các trận đấu qua truyền hình để đảm bảo công việc. Thêm vào đó, các giao dịch mua bán bị dừng lại vào những ngày này khiến cho những cửa hàng càng trở nên vắng vẻ. Thời tiết mưa gió cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới bầu không khí ảm đạm này.
Lượng vé bán ra sẽ có tác động nào đó đến GDP (khoảng 0,1%). Trong quý 3, nền kinh tế sẽ phục hồi trở lại sau đợt nghỉ lễ kéo dài vào tháng 6 vừa qua. (Theo ước tính, chỉ riêng đợt nghỉ kép đó đã khiến cho tăng trưởng quý 2 giảm 0,4%). Vì thế trong quý tới, 0,4% tăng trưởng sẽ được bù đắp lại cho nền kinh tế. Như vậy, ngay cả khi không tính những ảnh hưởng của Olympic thì sản lượng kinh tế cũng sẽ phải tăng thêm 0,5% trong quý 2 và quý 3.
Bộ trưởng tài chính George Osborne và Thủ tướng Anh David Cameron đã hi vọng rất nhiều. Tuy nhiên với một nền kinh tế có nguy cơ tăng trưởng 0% năm 2012 mà mục tiêu lại là tăng 1% trong quý 3 và duy trì tốc độ này vào quý 4,và với một London được ví như thành phố ma trong những ngày qua thì điều đó có lẽ là thử thách không nhỏ.
Dòng người từ khắp nơi trên thế giới đổ tới London. Chi tiêu tiêu dùng tăng vọt. Cả nước tưng bừng trước chiến thắng của các tuyển thủ Anh…Đó chính là cách mà chính phủ mường tượng về những ảnh hưởng tích cực của thế vận hội 2012 đến nền kinh tế vào cái thời điểm mà nước này đang rất cần có một động lực lớn để tăng trưởng.
Một tuần đã trôi qua và những kỳ vọng về một sự bứt phá kỳ diệu dường như đang vụt tắt(?)
Hung Ninh
Theo Vietnamnet