Trong khi loài hiện đại vẫn nhiều lúc phải đau đầu với các vấn đề răng miệng, thì loài khủng long sinh sống trên Trái Đất 150 triệu năm trước đã biết cách xử lý những chiếc răng bị hỏng, đó là cho mọc lên những chiếc răng mới.
Trong khi loài hiện đại vẫn nhiều lúc phải đau đầu với các vấn đề răng miệng, thì loài khủng long sinh sống trên Trái Đất 150 triệu năm trước đã biết cách xử lý những chiếc răng bị hỏng, đó là cho mọc lên những chiếc răng mới.
Phác họa loài khủng long Camarasaurus. (Nguồn: dinosaurs.wikia.com)
Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành phân tích mẫu hóa thạch của hai loài khủng long ăn cỏ lớn nhất từng sinh sống tại Bắc Mỹ là Diplodocus và Camarasaurus và phát hiện hai loài này thay răng khoảng 6 tháng/lần.
Chuyên gia Michael D'Emic từ Đại học Stony Brook (Mỹ) cho biết loài thằn lằn ăn cỏ còn có chu kỳ thay răng thậm chí còn ngắn hơn, khoảng 1-2 tháng/lần.
Cơ chế này cũng tương tự như thay răng ở người, nhưng các chuyên gia phát hiện ở loài khủng long trong mỗi hốc răng có nhiều hơn một chiếc răng dự trữ. Camarasaurus có tối đa 3 "răng sữa" dự trữ trong mỗi hốc răng và thay lần lượt sau mỗi 62 ngày. Còn Diplodocus cũng có tới 5 răng dự trữ thay thế và chu kỳ thay răng là 35 ngày.
Theo các nhà khoa học, đây là cơ chế tự bảo vệ của khủng long ăn cỏ do các loài này tiêu thụ một lượng khổng lồ thức ăn hàng ngày, và hoạt động nhai các loại thực vật cứng thường làm mòn và nứt vỡ răng của chúng. Qua đó có thể thấy, loài khủng long trước đây ưu tiên "số lượng hơn chất lượng" hàm răng, trái ngược với các loài động vật có vú ngày nay có xu hướng phát triển hàm răng sắc nhọn và chắc chắn hơn.
Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/Home/Phat-hien-moi-Khung-long-cung-co-co-che-thay-rang/20137/207370.vnplus
theo TTXVN