Kính thiên văn không gian Hubble đã phát hiện được mặt trăng thứ năm quay quanh hành tinh lùn Pluto, còn gọi là sao Diêm Vương.
Kính thiên văn không gian Hubble đã phát hiện được mặt trăng thứ năm quay quanh hành tinh lùn Pluto, còn gọi là sao Diêm Vương.
Mặt trăng mới, xuất hiện dưới dạng một đốm sáng nhỏ trên những hình ảnh truyền về từ Hubble, được cho là có hình thù bất thường và đường kính từ 10 đến 25 km.
Hệ thống mặt trăng ấn tượng của Pluto - Ảnh: Hubble
Giới khoa học ngày càng ngạc nhiên không hiểu tại sao một thế giới nhỏ như Pluto lại sở hữu bộ sưu tập vệ tinh đa dạng và phức tạp như vậy, theo BBC.
Mặt trăng vừa được xác định, gọi là P5, có thể giúp giới khoa học khám phá bí mật về sự hình thành và phát triển của hệ thống Pluto.
Theo một giả thuyết, tất cả mặt trăng đều là tàn tích của một vụ va chạm giữa Pluto và một vật thể băng có kích thước lớn cách đây hàng tỉ năm.
“Các mặt trăng tạo thành một chuỗi các quỹ đạo chặt chẽ xung quanh Pluto, giống như trường hợp các búp bê Nga (có thể chồng khít khao vào nhau)”, theo BBC dẫn lời Mark Showalter của Viện Seti (Mỹ), nhóm phát hiện P5.
Mặt trăng lớn nhất của Pluto là Charon được phát hiện vào năm 1978. Hubble có công quan sát được 2 mặt trăng nhỏ khác vào năm 2006 là Nix và Hydra.
Đến năm 2011, một mặt trăng nữa, gọi là P4, cũng được Hubble tìm thấy.
Hạo Nhiên
Theo Thanhnien