Sự kiện hot
khoảng 1 tháng trước

Phát huy tiềm năng phát triển kinh tế trên dòng sông Tiền

Sông Tiền là một trong chín nhánh sông đổ ra phía biển Đông thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Dòng sông có vị trí mang nhiều lợi thế, tiềm năng để thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt phát triển nông nghiệp, lúa gạo, trái cây, thủy sản và du lịch.

Dòng sông Tiền chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam từ Phnom Penh, qua Kandal và dọc theo ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Prey Veng (tả ngạn - bờ bắc) và Kandal (hữu ngạn - bờ nam) của Campuchia. Sông đi vào lãnh thổ Việt Nam ở xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang và xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp có chiều dài hơn 234 km.

Cửa ngõ sông Tiền bắt đầu chảy vào Việt Nam ở khu vực thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang) và huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp).

Cửa ngõ sông Tiền bắt đầu chảy vào Việt Nam ở khu vực thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang) và huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp).

Trong đó, khu vực thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang) và huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) là cửa ngõ của sông Tiền bắt đầu chảy vào Việt Nam. Chính vì thế, các địa phương ở khu vực đầu cửa sông có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển kinh tế trên mọi mặt, thúc đẩy giao thương các mặt hàng nông nghiệp, lúa gạo, trái cây, thủy sản và du lịch với nước bạn Campuchia.

Phát huy tiềm năng phát triển kinh tế trên dòng sông Tiền - Ảnh 1

Dòng sông Tiền có nhiều tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt phát triển nông nghiệp, lúa gạo, trái cây, thủy sản và du lịch.

Dòng sông Tiền có nhiều tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt phát triển nông nghiệp, lúa gạo, trái cây, thủy sản và du lịch.

Mang nhiều tiềm năng phát triển kinh tế ở khu vực cửa ngõ sông Tiền, thị xã Tân Châu nằm ở vị trí đặc biệt vùng biên giới phía Bắc tỉnh An Giang, nơi đây có Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương. Đây là cửa khẩu quốc tế đường sông giữa Việt Nam và Campuchia - cửa ngõ giao thương kinh tế quan trọng không chỉ của tỉnh An Giang mà còn các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long cũng như các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông.

Nhiều doanh nghiệp đã phát triển thành công mô hình du lịch trên sông Tiền bằng du thuyền chất lượng cao thu hút được lượng lớn khách du lịch quốc tế.

Nhiều doanh nghiệp đã phát triển thành công mô hình du lịch trên sông Tiền bằng du thuyền chất lượng cao thu hút được lượng lớn khách du lịch quốc tế.

Khu vực thị xã Tân Châu vốn là một vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, có tiềm năng du lịch sinh thái và du lịch văn hóa lịch sử theo con sông Tiền; vùng đất này đã từng là một thương cảng sầm uất. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong nước đã phát triển mô hình du lịch trên sông Tiền bằng du thuyền chất lượng cao như: Công ty TNHH MTV Dịch vụ hàng hải Việt Hưng – Đồng Tháp, Công ty cổ phần Đường sông Đông Dương, Công ty CP Đường sông MêKông, Công ty TNHH Du thuyền Hoa Sen, Công ty TNHH Dòng Di Sản, Công ty TNHH MTV Mekong King, Công ty TNHH Liên doanh Victoria Mekong Cruises...

Là một trong những doanh nghiệp đã thành công phát triển du lịch quốc tế đường sông, Công ty TNHH MTV Dịch vụ hàng hải Việt Hưng – Đồng Tháp đã định hướng, đầu tư, xây dựng mô hình du thuyền nhằm khai thác lợi thế, tiềm năng tự nhiên vốn có của sông Tiền.

Ông Nguyễn Thành Chương – Đại diện Công ty TNHH MTV Dịch vụ hàng hải Việt Hưng – Đồng Tháp chia sẻ với Phóng viên.

Ông Nguyễn Thành Chương – Đại diện Công ty TNHH MTV Dịch vụ hàng hải Việt Hưng – Đồng Tháp chia sẻ với Phóng viên.

Chia sẻ với Phóng viên, ông Nguyễn Thành Chương – Đại diện Công ty TNHH MTV Dịch vụ hàng hải Việt Hưng – Đồng Tháp cho hay: “Hiện nay, Công ty có khoảng 27 du thuyền trên sông; mô hình hoạt động du lịch trên sông Tiền của Công ty đã thu hút nhiều khách quốc tế đến từ các nước Hoa Kỳ, Úc, Anh, Pháp, Đức, Canada... Trong năm 2023, lượng khách châu Âu đến du lịch bằng du thuyền của Công ty đạt 67.800 khách; năm 2024, Công ty dự tính lượng khách châu Âu sẽ lên tới 89.500 khách”.

“Thông thường hành trình mỗi chuyến đi, du thuyền di chuyển 5 ngày 4 đêm; Ngày thứ nhất, du thuyền khởi hành từ Cần Thơ đến Long Xuyên; Ngày thứ 2, di chuyển từ Long Xuyên đến Cù Lao Ông Hổ và đến Vàm Nao; Ngày thứ 3, di chuyển từ Vàm Nao đến Tân Châu; Ngày thứ 4, tiếp tục di chuyển từ Tân Châu đến Phnom Penh (Campuchia); Ngày thứ 5 ở Phnom Penh và kết thúc hành trình. Lịch trình có thể thay đổi tùy theo điều kiện thời tiết...”, ông Chương cho hay.

Trạm Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương.

Trạm Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương.

Phó Trạm trưởng Trạm Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương - Đại úy Phạm Minh Phú trao đổi với Phóng viên.

Phó Trạm trưởng Trạm Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương - Đại úy Phạm Minh Phú trao đổi với Phóng viên.

Trao đổi với Phóng viên, Đại úy Phạm Minh Phú – Phó Trạm trưởng Trạm Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương cho biết: “Công tác xây dựng khu vực biên giới vững mạnh, phát triển kinh tế phải gắn với quản lý, bảo vệ biên giới là nhiệm vụ quan trọng của Đơn vị. Trong phát triển kinh tế cửa khẩu, Trạm luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cư dân biên giới và doanh nghiệp giữa 2 nước giao thương kinh tế; tích cực tăng cường công tác tuyên truyền theo đúng quy định pháp luật, luôn đảm bảo an toàn cho khách du lịch và tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ...”.

Phát huy tiềm năng phát triển kinh tế trên dòng sông Tiền - Ảnh 2

Tiềm năng phát triển kinh tế giao thương về hàng hóa và phát triển du lịch trên sông cũng như trên bộ tại Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương còn rất lớn.

Tiềm năng phát triển kinh tế giao thương về hàng hóa và phát triển du lịch trên sông cũng như trên bộ tại Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương còn rất lớn.

Tiềm năng phát triển kinh tế giao thương về hàng hóa và phát triển du lịch trên sông cũng như trên bộ tại Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương còn rất lớn, để khai thác và phát triển Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương xứng tầm là cửa ngõ giao thương quốc tế giữa 2 nước Việt Nam - Campuchia, rất cần sự quan tâm của UBND tỉnh An Giang và thị xã Tân Châu có những chính sách thu hút, kêu gọi đầu tư với các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia phát triển kinh tế địa phương, mở rộng, nâng cấp hệ thống cầu cảng, hạ tầng giao thông đường bộ... tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân đi lại, giao thương hàng hóa tại khu vực.

Thanh Phong - Lê Tùng - Vũ Cừ

Theo KT&ĐU

Từ khóa: