Sự kiện hot
3 tuần trước

Phương hướng nào cho phát triển kinh tế khu vực đường tuần tra biên giới?

Đường tuần tra biên giới giữa hai tỉnh Long An và Đồng Tháp giáp với Vương quốc Campuchia được quản lý bởi Bộ đội Biên phòng Long An (Đồn Biên phòng Sông Trăng) và Bộ đội Biên phòng Đồng Tháp (Đồn Biên phòng Thông Bình) có vị trí tiếp giáp nhau. Đây là nơi kết nối giao thương của cư dân khu vực biên giới, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế biên mậu.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng hệ thống đường tuần tra biên giới trên đất liền, ngày 14/3/2007, Chính phủ đã quyết định phê duyệt “Đề án Quy hoạch xây dựng đường tuần tra biên giới đất liền giai đoạn 2006 - 2010 và những năm tiếp theo”. Đường tuần tra biên giới là công trình trọng điểm, có vị trí đặc biệt quan trọng trong thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng an ninh.

Một đoạn của tuyến đường tuần tra biên giới, vành đai biên giới.

Một đoạn của tuyến đường tuần tra biên giới, vành đai biên giới.

Trong chuyến đi thực tế, thực hiện Chuyên đề “Tuyên truyền phát triển kinh tế khu vực vùng biên”, đoàn công tác có dịp được “mục sở thị” tuyến đường tuần tra biên giới thuộc Đồn Biên phòng Sông Trăng (Long An) và Đồn Biên phòng Thông Bình (Đồng Tháp) quản lý. Tuyến đường này kết hợp với mạng lưới giao thông của 2 tỉnh, các đoạn đường qua cửa khẩu, khu đông dân cư đã góp phần đẩy mạnh giao thương hàng hoá, phát triển kinh tế vùng biên viễn.

Phương hướng nào cho phát triển kinh tế khu vực đường tuần tra biên giới? - Ảnh 1

Cư dân biên giới chịu thương, chịu khó trong sản xuất nông nghiệp, góp phát triển kinh tế khu vực vùng biên.

Cư dân biên giới chịu thương, chịu khó trong sản xuất nông nghiệp, góp phát triển kinh tế khu vực vùng biên.

Mô hình nuôi trồng thủy sản ở khu vực biên giới.

Mô hình nuôi trồng thủy sản ở khu vực biên giới.

Khởi hành từ tỉnh Long An, sau vài tiếng đồng hồ di chuyển bằng phương tiện ô tô, chúng tôi có mặt tại Đồn Biên phòng Sông Trăng vào một buổi chiều nắng nóng mùa khô của vùng đất Tây Nam Bộ. Trao đổi với chúng tôi, Trung tá Bùi Ngọc Thiệp – Chính trị viên Đồn Biên phòng Sông Trăng cho biết: Đồn nằm trên địa bàn xã Hưng Hà thuộc huyện Tân Hưng, tỉnh Long An có nhiệm vụ quản lý đoạn biên giới dài 15,814 km giáp với nước bạn Campuchia qua địa bàn 3 xã Hưng Hà, Hưng Điền và Hưng Điền B. Cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới, đảm bảo an ninh trật tự khu vực vùng biên, cán bộ và chiến sĩ của Đồn còn triển khai nhiều hoạt động, mô hình hay giúp địa phương xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ bà con phát triển kinh tế vùng biên.

Đồn Biên phòng Sông Trăng có nhiệm vụ quản lý 3 xã biên giới.

Đồn Biên phòng Sông Trăng có nhiệm vụ quản lý 3 xã biên giới.

Địa bàn Đồn quản lý tuyến đường tuần tra biên giới nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, chiến sĩ tuần tra, bảo vệ biên giới. Hơn nữa, còn đóng vai trò như đê bao ngăn lũ, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản của người dân trên địa bàn; kết nối đồng bộ với hệ thống giao thông địa phương, rút ngắn thời gian đi lại giữa các vùng trong khu vực, thuận lợi cho việc vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản của cư dân của các xã biên giới.

Phương hướng nào cho phát triển kinh tế khu vực đường tuần tra biên giới? - Ảnh 2

Nhiều hoạt động ý nghĩa của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sông Trăng tới người dân trên địa bàn phụ trách.

Nhiều hoạt động ý nghĩa của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sông Trăng tới người dân trên địa bàn phụ trách.

“Để có được khu vực biên cương ổn định và phát triển kinh tế, Đơn vị luôn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân không tham gia buôn lậu, xuất nhập cảnh trái phép, không tham gia các hoạt động vi phạm phát luật, tập trung làm ăn và phát triển kinh tế theo đúng quy định pháp luật. Thực hiện Mô hình Mỗi tuần một địa chỉ, trong Quý I/2024, Đồn đã tổ chức được 14 lần với 14 địa chỉ, có tới 56 ngày công của cán bộ, chiến sĩ tham gia giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai, xây dựng và sửa chữa nhà ở... góp phần giúp người dân có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế”, Trung tá Bùi Ngọc Thiệp cho biết thêm.

Phương hướng nào cho phát triển kinh tế khu vực đường tuần tra biên giới? - Ảnh 3

Công tác vận động quần chúng của chiến sĩ Đồn Biên phòng Sông Trăng.

Công tác vận động quần chúng của chiến sĩ Đồn Biên phòng Sông Trăng.

Hiểu được những hoạt động, mô hình hay mà Đồn Biên phòng Sông Trăng đang triển khai hiệu quả để tạo điều kiện, tiền đề cho người dân trên địa bàn phát triển kinh tế khu vực biên giới, khu vực đường tuần tra biên giới, chúng tôi lại tiếp tục chuyến hành trình trên đường tuần tra biên giới sang địa bàn quản lý của Đồn Biên phòng Thông Bình (tỉnh Đồng Tháp).

Tới địa bàn xã Thông Bình (huyện Tân Hồng, Đồng Tháp), dẫn vào Đồn Biên phòng Thông Bình là con đường bê tông sạch đẹp với hai hàng cây ven đường xanh mát. Vào tới khuân viên của Đơn vị, chúng tôi ấn tượng với khu đặt bia tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.

Đồn Biên phòng Thông Bình quản lý đoạn biên giới dài 7,31 km, đường tuần tra biên giới dài 7,1 km.

Đồn Biên phòng Thông Bình quản lý đoạn biên giới dài 7,31 km, đường tuần tra biên giới dài 7,1 km.

Đồn Biên phòng Thông Bình trước đây có tên gọi là Đồn 783 Thông Bình được thành lập vào ngày 24/6/1977; quản lý đoạn biên giới dài 7,31 km, đường tuần tra biên giới dài 7,1 km, có 1 mốc chính và 17 mốc phụ (Việt Nam 9 mốc, Campuchia 8 mốc). Đơn vị được Nhà nước tặng Huân chương Chiến công hạng Ba năm 1979; trong chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc có 5 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh và 15 đồng chí bị thương.

Phương hướng nào cho phát triển kinh tế khu vực đường tuần tra biên giới? - Ảnh 4

Khu đặt bia tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.

Khu đặt bia tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.

Được biết, ngày 30/3 vừa qua, xã Thông Bình được công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023. Sau thời gian nỗ lực phấn đấu thực hiện các tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới, địa phương đã đạt 19/19 tiêu chí với kết quả này, trong đó cũng có một phần góp sức của người chiến sĩ quân hàm xanh Đồn Biên phòng Thông Bình với nhiều hoạt động thiết thực, giúp bà con phát triển kinh vế vùng biên cũng như khu vực đường tuần tra biên giới.

Điển hình nhất là Mô hình Cụm dân cư “vững chắc biên cương” được triển khai tại cụm dân cư Trảng Xê Đá thuộc ấp Thị. Mô hình nhằm phát huy vai trò của Đơn vị đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền và người dân địa phương tham gia xây dựng nông thôn mới.

Thông qua Mô hình Cụm dân cư “vững chắc biên cương”, đây cũng là tiền đề để người dân khu vực biên giới phát triển kinh tế; Mô hình có các tiêu chí quan trọng để đánh giá thực trạng, xây dựng kế hoạch thực hiện theo từng tiêu chí.

Vừa qua, xã Thông Bình được công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023.

Vừa qua, xã Thông Bình được công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023.

Cụ thể, tiêu chí về đèn chiếu sáng thì khu dân cư có hệ thống đèn đường đảm bảo đủ ánh sáng về ban đêm cho các hoạt động giao thông và bảo đảm an ninh trật tự; có hệ thống đèn công nghệ trang trí phù hợp. Tiêu chí xanh, khu dân cư có tỷ lệ trồng cây xanh, hoa hoặc cây bóng mát 2 bên đường từ 80% trở lên.

Tiêu chí sạch, nội dung có đường, lề đường, vườn, nhà ở luôn sạch sẽ; không có rác thải và phân gia súc rơi vãi trên đường; Duy trì thùng rác đồng bộ, đặt ở vị trí hợp lý, đảm bảo mỹ quan, có nắp đậy; thường xuyên thực hiện vệ sinh đường làng, ngõ xóm, hệ thống kênh, mương thoát nước trên địa bàn khu dân cư.

Cư dân biên giới đi lại, giao thương giữa 2 bên góp phần phát triển kinh tế khu vực biên giới.

Cư dân biên giới đi lại, giao thương giữa 2 bên góp phần phát triển kinh tế khu vực biên giới.

Về tiêu chí đẹp, các trục đường trong cụm dân cư có hệ thống trang trí tuyên truyền (Pa nô, băng zôn, khẩu hiệu) phù hợp, hiệu quả, đúng quy định; xây dựng cảnh quan, nhà ở, vườn, tường rào, công trình đúng quy định. Chủ động, tự giác, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm ở cụm dân cư; không có khiếu kiện mất vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường; các tuyến đường có quy hoạch hợp lý, phù hợp với nhu cầu giao thông trên địa bàn.

Đảm bảo tiêu chí an toàn, người dân trong cụm dân cư đoàn kết chấp hành tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; chấp hành tốt các quy ước của cụm dân cư; thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh dịch; không có khiếu kiện đông người, kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm về tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút); có tổ tự quản về an ninh trật tự; có hệ thống đèn đường đảm bảo đủ ánh sáng về ban đêm cho các hoạt động giao thông và bảo đảm an ninh trật tự.

Phương hướng nào cho phát triển kinh tế khu vực đường tuần tra biên giới? - Ảnh 5

Bên cạnh đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực vùng biên có vai trò quan trọng của lực lượng chiến sĩ ở Trạm kiểm soát Biên phòng Thông Bình luôn nâng cao công tác đảm bảo an ninh, trật tự khu vực biên giới. Từ đây, tạo điều kiện cho cư dân biên giới 2 bên giao thương, phát triển kinh tế biên mậu; mặt hàng nơi đây chủ yếu là nông sản, đặc biệt về lúa gạo và vật tư nông nghiệp như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...

Chị Lê Thu Hường – Chủ Cửa hàng Vật tư nông nghiệp Văn Khánh, cư dân khu vực biên giới chia sẻ với Phóng viên.

Chị Lê Thu Hường – Chủ Cửa hàng Vật tư nông nghiệp Văn Khánh, cư dân khu vực biên giới chia sẻ với Phóng viên.

Là cư dân khu vực biên giới, ở ấp Phước Tiên thuộc xã Thông Bình, chị Lê Thu Hường – Chủ Cửa hàng Vật tư nông nghiệp Văn Khánh chia sẻ: “Đồng Tháp chúng tôi là tỉnh có diện tích và sản lượng lúa gạo thuộc top đầu của cả nước; không những vậy, nhiều nơi đang tập trung sản xuất lúa chất lượng cao. Chúng tôi là cư dân biên giới nên cũng tận dụng nhiều lợi thế, mở cửa hàng kinh doanh phân bón và thuốc bảo vệ thực vật phục vụ bà con khu vực cũng như nhu cầu của người dân nước bạn  Campuchia...”.

Anh Vũ - Vũ Văn - Lê Hải
Theo KTĐU

Từ khóa: