Sự kiện hot
khoảng 1 năm trước

PV Power góp 30% thành lập Điện khí LNG Quảng Ninh

Theo báo cáo soát xét bán niên 2022, PV Power hiện có 5 công ty con và 2 công ty liên kết. Ngoại trừ công ty con Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam làm trong mảng dịch vụ thì các đơn vị còn lại đều hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất điện.

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power - HoSE:POW) vừa thông qua Nghị quyết HĐQT về phương án góp 30% vốn và thành lập CTCP Điện khí LNG Quảng Ninh. 

Cụ thể, các đối tác cùng góp vốn thành lập pháp nhân gồm CTCP Cơ khí và Lắp máy Việt Nam (Colavi - hoạt động chủ yếu trong ngành gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại), Tokyo Gas Co., Ltd (công ty khí đốt của Nhật Bản) và Marubeni Corporation (tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề của Nhật Bản). Tới thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của pháp nhân mới chưa được tiết lộ.

Theo báo cáo soát xét bán niên 2022, PV Power hiện có 5 công ty con và 2 công ty liên kết. Ngoại trừ công ty con Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam làm trong mảng dịch vụ thì các đơn vị còn lại đều hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất điện.

Tại buổi gặp gỡ giới phân tích ngày 5/7, ông Nguyễn Đình Thi, Trưởng ban Kinh tế kế hoạch PV Power (mã chứng khoán POW - HOSE) cho biết, nửa đầu năm sản lượng điện của toàn tổng công ty đạt 7,1 tỷ kWh, hoàn thành 51,4% kế hoạch năm và tương đương 75% cùng kỳ năm trước. Tương ứng, tổng doanh thu 14.865 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.159 tỷ đồng.

So với kế hoạch đề ra, POW hoàn thành được 61,3% mục tiêu doanh thu, còn lợi nhuận vượt 56% kế hoạch năm nhưng nếu so với cùng kỳ thì giảm 19%.

Riêng công ty mẹ, sản lượng 4,3 tỷ kWh, đạt 45% kế hoạch, doanh thu 9.316 tỷ đồng, thực hiện 55% kế hoạch và lãi sau thuế 788 tỷ đồng, tương đương 87,6% kế hoạch năm.

Trong nửa đầu năm, theo đại diện POW, có những yếu tố chưa dự báo được. Cụ thể là xung đột Nga – Ukraine leo thang khiến giá dầu và khí tăng rất nhiều, bởi Nga là nước cung cấp dầu, khí đốt, than lớn trên thế giới.

Theo đó, trong nửa đầu năm, POW gặp phải tình huống trong nửa đầu năm chỉ nhận 650 ngàn tấn than, bằng 60% theo cam kết cung cấp từ Tập đoàn công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam (TKV). Trong suốt thời gian nổ ra xung đột, POW đã đấu thầu và ký kết hợp đồng 450 ngàn tấn.

Theo đại diện POW, công ty đã dự báo năm 2022 khan hiếm than có thể xảy ra nên từ cuối 2021 đã nhập thêm than và tăng lượng tồn kho than nhiều hơn so với các năm trước, khoảng hơn 200 ngàn tấn than. Lượng than tồn không quá lớn nhưng đủ để đảm bảo cho nhà máy nhiệt điện than Vũng Áng không phải dừng máy. Nếu nhà máy phải dừng thì sẽ phát sinh chi phí liên quan cực lớn.

POW cho biết, dự báo giá than năm 2022 tăng cao, từ 10-15%. Theo thống kê của POW, do lượng than nhập khẩu cộng với trong nước đã tăng 12% so với 2021 (dù than trong nước chưa được phê duyệt tăng giá bán). Vì vậy, giá than cao đã được tính vào kế hoạch năm nay của POW.

Hà My
Theo KTDU

Từ khóa: