Mặc dù chưa có thông tin chứng thức nhưng hai ngày nay, trên thị trường đã sôi động về việc Westernbank sẽ được chuyển nhượng cho PVF. Nếu việc này thành hiện thực thì đây là lần đầu tiên một công ty tài chính sẽ mua lại một ngân hàng.
Mặc dù chưa có thông tin chứng thức nhưng hai ngày nay, trên thị trường đã sôi động về việc Westernbank sẽ được chuyển nhượng cho PVF. Nếu việc này thành hiện thực thì đây là lần đầu tiên một công ty tài chính sẽ mua lại một ngân hàng.
Theo thông tin từ nhóm cổ đông lớn Westernbank, 2 bên đã chính thức ký thỏa thuận nguyên tắc chuyển nhượng Westernbank cho PVF. Trong khi đó, báo cáo mới đây của VCBS cập nhật về cổ phiếu KBC, trong đó VCBS có đưa ra thông tin, KBC có thể sẽ bán toàn bộ 26,5 triệu cổ phần của mình tại NH Miền Tây (Western Bank). Với những động thái này, giới đầu tư tin rằng, có đến đến 80% khả năng phía Westernbank sẽ chuyển nhượng cổ phần cho PVFC.
Đến đầu năm 2011 Westernbank đạt vốn điều lệ 3000 tỷ đồng và đạt hơn 78 điểm giao dịch tại 20 tỉnh thành trên cả nước, hơn 827 cán bộ công nhân viên trẻ (hơn 90% dưới 40 tuổi). Xét trên các báo cáo tài chính công bố thì gần 30% tài sản của Western Bank có liên quan đến chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu) và bất động sản vào cuối năm 2011. Nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2011 là 1,2%. Với số vốn chủ sở hữu 3.000 tỷ, Western Bank huy động được 12.629 tỷ đồng từ khách hàng và 3.815 tỷ từ các tổ chức tín dụng khác để nâng quy mô tổng nguồn vốn lên hơn 20 ngàn tỷ đồng vào cuối năm 2011.
Thực tế, chuyện PVFC mua lại Western Bank đã xuất hiện từ nhiều tháng nay. Đây được xem như là một nỗ lực chủ động của PVFC trong quá trình tái cơ cấu, chọn bước đi mạnh mẽ là mua lại một ngân hàng.
Thực tế, hồi tháng 4/2012, trong một tài liệu công bố về chiến lược phát triển dài hạn, PVFC đã nói đến việc chuyển thành một ngân hàng. Sau đó, những hé lộ cho thấy họ đang muốn đẩy nhanh quá trình này qua việc mua lại một ngân hàng và đã có nhiều cái tên được nhắc đến trong dự đoán mua bán của PVFC.
Cho đến thời điểm này, chưa có bất cứ thông tin nào được đưa ra, Tuy nhiên, cả thị trường đang nhìn vào đây như một vụ tái cơ cấu với nhiều điểm khác biệt. Thứ nhất, đây là lần đầu tiên có một Công ty tài chính mua lại một ngân hàng. Và việc này có thể dẫn đến ra đời một ngân hàng mới. Vậy điều này có được phép và có phù hợp với lộ trình tái cơ cấu một ngân hàng theo xu hướng giảm bớt các định chế tài chính yếu kém hiện nay.
Thực tế, PVFC là công ty tài chính lớn nhất hiện nay, Vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng, tổng tài sản trên 93.000 tỷ đồng và hoạt động của nó đã từ lâu vượt ra ngoài cái mác một công ty tài chính trong Tập đoàn dầu khí mà đã mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực của thi trường.
Tuy nhiên, dưới các mác một Công ty tài chính thì họ đang gặp nhiều trở ngại như không được huy động vốn từ dân cư, không được mở tài khoản thanh toán cho tổ chức và cá nhân, không có được các kênh phân phối, tạo nguồn rộng khắp và đa dạng… Cạnh tranh huy động và cho vay từ sự vượt trội của các ngân hàng thương mại ngày một khắc nghiệt.
Đặc biệt, PVFC đang đối mặt với một vấn đề tất yếu diễn ra là Tập đoàn Dầu khí sẽ thoái vốn ngoài ngành. Và chủ trương này đối với PVFC đã nhiều lần được khẳng định. Đây là một vấn đề lớn khi một tổ chức đang sở hữu tới 78% cổ phần sẽ rút dần từ này tới 2015 thì ngoài vấn đề vốn còn là câu chuyện khách hàng, dịch vụ, nguồn tiền cũng sẽ mất theo.
Vì thế, tái cơ cấu là một lựa chọn và lãnh đạo của PVFC đã hé lộ chuyện quyết định và hiện họ đã hoạt động cơ bản như một ngân hàng thương mại. Trong khi đó, Westernbank là một ngân hàng được xem là một đối tượng tái cơ cấu và việc tìm một phương án là việc cần phải làm.
Trong đề án tái cơ cấu các tổ chức tài chính, thì việc tái cơ cấu các công ty tài chính đã được nhắc đến, và hình thức mua bán, sáp nhập, hợp nhất giữa công ty tài chính với một ngân hàng đã được đặt ra. Thậm chí, gần đây NHNN đang xây dựng dự thảo thông tư hướng dẫn việc tổ chức lại tổ chức tín dụng, tạo thêm cơ sở pháp lý thúc đẩy quá trình tái cơ cấu. Trong đó, việc công ty tài chính sáp nhập với ngân hàng đã được đặt ra. Như vậy, việc PVFC sáp nhập với ngân hàng dù có lạ nhưng đều nằm trong một hành lang pháp lý cho phép.
Vấn đề còn lại là, khi PVFC và Westernbank nếu sáp nhập với nhau thì sẽ ra đời một ngân hàng mới. Một giấy phép ngân hàng mới trong hoàn cảnh đang tái co cầu và giảm bớt các số lượng các tổ chức tài chính liệu có nên không?. Tuy nhiên, nếu nhìn thấu đáo, thì việc này sẽ có lợi hơn vì một tổ chức mới ra đời nhưng trên cơ sở giảm bớt hai tổ chức cũ. Lấy hai đổ một xem ra là một phương án có lợi. Hơn nữa, nếu tổ chức mới là một thực thể lành mạnh hơn là điều đáng mừng.
Tuy nhiên, nếu một ngân hàng mới ra đời, thì câu chuyện thoái vốn của PVN sẽ phải đặt ra. Hiện nay, PVN đang có cổ phần chi phối ở PVFC và đang được yêu cầu thoái vốn. Mặc dù PVN đang xin giữ lại một phần ở PVFC thì đây là định chế tài chính có ý nghĩa trong việc thu xếp vốn cho các dự án của tập đoàn. Mà đúng hơn là một công ty con do tập đoàn sinh ra thì không thể là một lúc mà dứt ra được.
Tuy nhiên, nếu một ngân hàng mới ra đời, thì vấn đề rút vốn sẽ là chuyện khác. Nó sẽ là chuyện đầu tư ra ngoài ngành vào một ngân hàng mới chứ không còn là chuyện thoái hay giữ vốn ở một công ty con. Đây sẽ là cái khó mà cả PVN và PVFC sẽ phải lường đến. Thậm chí, với một ngân hàng mới ra đời mà mất đi một cổ đông chiến lược cỡ như PVN cũng là cả một vấn đề.
Phước Hà
Theo Vietnamnet